'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kiểm toán Nhà nước cho biết năm 2022, đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty. Ngoại trừ Vinafor (kiểm toán báo cáo tài chính niên độ 2020) và Công ty mẹ - HFIC (kiểm toán báo cáo tài chính giai đoạn 2018-2021).
Kết quả kiểm toán cho thấy 19/20 tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh có lãi trong năm 2021 như EVN 15.647 tỷ đồng; VNPT 5.064 tỷ đồng; TKV 4.719 tỷ đồng; VIMC 3.327 tỷ đồng; Satra 2.877 tỷ đồng; Sonadezi 1.507 tỷ đồng; Vicem 1.287 tỷ đồng; Vinataba 1.224 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao như VIMC 28,73%; Sonadezi 16,2%; Sawaco 13,41%; Vinataba 11,43%; TKV 10,63%; Liksin 9,11%...
Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn một số hạn chế. Cụ thể, phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên qua kiểm toán điều chỉnh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước hơn 1.411 tỷ đồng, giảm thuế GTGT được khấu trừ 8,78 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả; nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm chưa được thu hồi; bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh, tài sản đảm bảo hoặc vượt giá trị tài sản thế chấp, bảo lãnh hoặc ký hợp đồng với khách hàng chưa chặt chẽ.
Đáng lưu ý, một số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn như tại Tổng công ty Vinafood1 gồm: Văn phòng Công ty mẹ 2.538 tỷ đồng, Công ty TNHH Lương thực Phương Đông 28 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lương thực Lương Yên 21 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lương thực Hà Tĩnh 11,48 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lương thực Thanh Hóa 5,03 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lương thực Đông Bắc 3,50 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lương thực Yên Bái 1,69 tỷ đồng.
Tại Tổng công ty Satra có Công ty mẹ 430,7 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp TP. HCM 10,41 tỷ đồng. Rồi tại Tổng công ty Vicem có Vicem Bỉm Sơn 95,43 tỷ đồng, Vicem Tam Điệp 14,97 tỷ đồng, Vicem Hoàng Thạch 14,63 tỷ đồng, Vicem Sông Thao 12,91 tỷ đồng, Vicem Hoàng Mai 9,29 tỷ đồng, Vicem Hải Vân 7,55 tỷ đồng, Vicem Hạ Long 5,49 tỷ đồng, Vicem Bút Sơn 2,58 tỷ đồng, Vicem Hải Phòng 2,36 tỷ đồng...
Một số đơn vị phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi như Tập đoàn VNPT 509 tỷ đồng và Tập đoàn EVN 367,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số đơn vị còn tình trạng vật tư tồn kho lâu ngày, chậm luân chuyển; chưa đánh giá giá trị vật tư thu hồi sau sửa chữa tài sản; chưa kiểm kê đầy đủ vật tư, hàng hóa; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; khấu hao TSCĐ không đúng quy định; sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy một số công trình hoàn thành nhiều năm chưa được nghiệm thu, quyết toán, chậm tiến độ, dừng thi công còn tồn đọng chi phí dở dang lớn. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam thuộc VIMC chậm quyết toán đối với 3 tàu (Tàu Lucky Star, Tàu Blue Star, Tàu Vosco Sunerine) và 4 dự án của EVN gồm dự án nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng, dự án nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, dự án của Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận và dự án của BQLDA FMIS.
Cùng với đó là một số dự án dừng, giãn tiến độ, chậm tiến độ, dừng thi công còn tồn đọng chi phí dở dang lớn như dự án trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, dự án khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy, dự án nhà máy kết cấu bê tông - vật liệu xây dựng không nung và dự án cảng Vicem tại Đông Hồi của Vicem;
Hay là một số dự án của Tập đoàn EVN như: BQLDA Lưới điện TP. HCM, BQLDA Lưới điện phân phối TP. HCM; của Tổng công ty TKV: dự án Suối Lại chậm so với yêu cầu phê duyệt ban đầu 2 năm 2 tháng, dự án vận chuyển xít ngược chậm 4 năm so với mục tiêu ban đầu, rồi dự án vi kẽm phải xem xét, phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành đầu tư từ quý III/2017 thành quý IV/2022;
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.