Hé lộ 'luật bất thành văn' trong hợp đồng hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam với Big C

Hồng Phúc - 06/07/2019 16:50 (GMT+7)

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp dệt may có trụ sở tại Việt Nam - đối tác cung ứng hàng cho Big C Việt Nam, bản hợp đồng ký với chuỗi siêu thị này có một số điểm đáng quan tâm.

VNF
Sản phẩm trong ngành hàng may mặc của Big C Việt Nam được sản xuất không chỉ tại Việt Nam (Ảnh: HP)

“Luật bất thành văn” trong hợp đồng

Không cung cấp bản hợp đồng gốc với Big C Việt Nam, nhưng đại diện một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho biết, thứ nhất, bản hợp đồng “không bao giờ đề cập số lượng mỗi đơn hàng”, mà Big C sẽ đánh giá năng lực của doanh nghiệp, mức tăng trưởng qua từng năm và sẽ đưa ra giá trị hợp đồng (10-40 tỷ đồng) từng năm.

Thứ hai, thời gian ký kết cùng thời hạn của hợp đồng.

“Trên Hợp đồng sẽ ghi ngày ký là mùng 01/01/2019 và giá trị kết thúc Hợp đồng vào ngày 31/12/2019. Nhưng theo luật bất thành văn giữa các nhà cung ứng và Big C đều hiểu, nếu hợp đồng mua hàng năm 2019 được thoả thuận và ký kết vào tháng 06/2018, có hiệu lực đến tháng 06/2019, nghĩa là thường trong 1 năm”, bà Hương, đại diện Công ty TNHH May mặc Khang Thành lý giải và cho biết, đơn vị này đã hợp tác với Big C Việt Nam hơn 10 năm qua. Đều đặn hàng năm, vào khoảng tháng 3, Big C Việt Nam sẽ gửi hợp đồng với các điều khoản liên quan để nhà cung ứng có thời gian thoả thuận, quyết định có tái ký hay không. Tuy nhiên năm 2019, hợp đồng vừa gửi đến vào tháng 06 và “hối để mình ký ngay chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, không kịp suy nghĩ, cân nhắc”?.

Bà Chu Thị Thọ, đại diện Công ty TNHH Đài Trang, cho rằng Big C Việt Nam “khôn” khi không chốt thời hạn tái ký hợp đồng vào tháng 01 hàng năm mà lại là cuối tháng 06. Bởi, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sẽ phản ánh tình hình kinh doanh và dựa vào các chỉ tiêu doanh số này để cân nhắc mức chiết khấu cho hợp đồng trong thời gian kế tiếp.

“Từ khi hợp tác với Big C Việt Nam đến giờ, họ luôn làm hợp đồng theo cách thức trên và chưa có tiền lệ nào mà nhà cung cấp bị loại khỏi khi hết hợp đồng. Thế nên mình mới tin tưởng, tất cả làm việc bằng niềm tin, chưa bao giờ nghi ngờ về hợp đồng với Big C”, bà Thọ nhấn mạnh vào yếu tố “niềm tin” khi làm ăn với Big C. 

Chất lượng sản phẩm: Có phải "Tiền nào của nấy"?

Hợp đồng với từng nhà cung ứng dệt may của Big C Việt Nam đều không giống nhau từ mức chiết khấu, giá trị hợp đồng, khoản phạt…Có một số sản phẩm mang thương hiệu riêng của đơn vị sản xuất như Novelty, thương hiệu thời trang của Tổng công ty May Nhà Bè hay nhãn hiệu của Big C sản xuất bởi Công ty Khang Thành…

Bà Hương, đại diện Khang Thành, cho biết Công ty hợp đồng từ A-Z với Big C như lên ý tưởng sản phẩm, thiết kế, khâu, in, đầu tư dây chuyền, vốn nguyên liệu…và Big C “chỉ trưng bày và bán”.

“Trước đây, Big C có đưa mình file thiết kế, thông số sản phẩm và chỉ cần làm theo đơn hàng. Nhưng sau này, họ đẩy thêm công đoạn khác, tăng rủi ro cho nhà cung cấp như chúng tôi, trong khi giá mua càng ngày càng giảm, chiết khấu mỗi năm mỗi cao”, bà Hương nói và khẳng định, việc ngưng nhập hàng lần này không thể vì lý do chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp không đạt.

Big C Việt Nam hoàn toàn có quyền loại nhà cung cấp không đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng…Tuy nhiên, cần đánh giá chất lượng các nhà cung cấp, thông báo cho họ và đưa ra thời gian nếu không đạt yêu cầu sẽ huỷ hợp tác thay vì đột ngột, tạm ngưng nhập hàng sau 8-9 tiếng ra thông báo qua email. Đại diện các doanh nghiệp trên cũng cho biết, vừa nhận được email hợp đồng cho thời gian kế tiếp, thì vụ việc Big C Việt Nam tạm ngừng nhập hàng diễn ra, khiến nhà cung ứng không kịp ứng phó.

Hôm 4/7, Central Group khẳng định sẽ mở lại đơn hàng với 50 nhà cung cấp, trong 2 tuần tiếp theo sẽ mở lại đơn hàng với 100 nhà cung cấp và số còn lại, Big C sẽ đánh giá, xem xét năng lực sản xuất cũng như yếu tố chất lượng, giá cả.

Bà Hương và bà Thọ cũng nhận được email của Big C về việc sẽ mở đơn hàng với hai doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hai chủ nhà cung ứng trên lại đặt ra nhiều nghi ngờ về động thái này của Big C và cho rằng, đây chỉ là cách xoa dịu một số người tiêu dùng đang kêu gọi tẩy chay Big C Việt Nam.

Bà Chu Thị Thọ “vẽ” ra hai kịch bản có thể xảy ra với những nhà cung ứng dệt may tại Việt Nam đang trong tình thế bị ngừng nhập hàng từ Big C.

Một, Big C Việt sẽ tìm cách “đẩy hàng Việt Nam ra”, vì lý do không đủ tiêu chuẩn.

“Họ đang thu mua cái cốc lại bảo chúng tôi đổi sang sản xuất cái ly thì làm sao được. Hay giá 30.000 đồng/sản phẩm thì nay lại yêu cầu chất lượng như Zara, H&M? Họ có chấp nhận chịu chi mức giá 1 triệu đồng/sản phẩm hay không, nếu chấp nhận thì chúng tôi cũng đáp ứng được. Đó là cách họ ép mình, bảo hàng xấu, giá cao. Họ có đồng ý cho mình công khai giá sản phẩm bán cho họ, mức chiết khấu và giá bán ra thị trường bao nhiêu không? Mua giá nào thì chất lượng giá đó”, bà Chu Thị Thọ nói.

Hai, hiện nay, các doanh nghiệp làm việc với Big C để giảm thiểu thiệt hại hàng tồn kho. Sau đó, việc có tiếp tục ký hợp đồng với Big C Việt Nam hay không thì cũng “không quan tâm nữa”, bởi đại diện một số siêu thị trong nước đã liên hệ, trao đổi việc mua hàng.

''Trước khi sự việc này diễn ra, không có dấu hiệu nào bất thường về việc mua hàng của Big C. Công ty tôi tăng trưởng về giá trị khoảng 50%/năm. Khi họ thấy mình tăng trưởng thì mỗi năm lại đè thêm một mức chiết khấu. Nhà cung cấp cứ làm như con trâu nhưng tỷ lệ lợi nhuận vẫn thế. Nhà cung cấp không có cơ hội đàm phán, như năm nay họ ký trước trong hợp đồng với dấu mộc đỏ của Tổng giám đốc rồi gửi đến để mình ký…như tự đặt ra luật chơi và bảo thời gian gấp nên hợp đồng làm như vậy. Trong đó có thêm điều khoản bất lợi như áp dụng khoản phạt cao…”, bà Hương, đại diện Công ty TNHH May mặc Khang Thành.

“Hàng với BigC rẻ tận cùng. Nhà cung cấp hàng mua được lô hàng (nguyên liệu sản xuất- PV) nào thì tận dụng ngay, xong chất đầy trong kho, lúc nào bán được thì ập đi bán. Nếu không, thợ đâu mà gia công cho mình, giá nhân công cao, mình phải tận dụng lao động nhàn rỗi mới ra mức giá như vậy. Nếu các siêu thị khác cùng đồng hành, sẵn sàng nhập hàng của doanh nghiệp và cùng làm thương hiệu quảng bá để người tiêu dùng ủng hộ hàng Việt thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đồng lòng, cùng nhau để cố gắng đáp ứng yêu cầu chất lượng, mẫu mã cho chuỗi khác trong trường hợp có thể xảy ra là Big C quay lưng với mình”, bà Chu Thị Thọ, đại diện công ty TNHH Đài Trang.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.