Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau khi Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 và chính phủ ban hành nghị định 39/2018/NĐ-CP, hàng loạt các chương trình hỗ trợ DNNVV đã được triển khai thực hiện như: Hỗ trợ thông tin tư vấn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, triển khai hoạt động của quỹ hỗ trợ DNNVV... Tuy vậy, chưa có nhiều tổng kết, đánh giá toàn diện và cụ thể về và hiệu quả của các chương trình và giải pháp trên đối với cộng đồng các DNNVV trên toàn quốc.
Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội lần này nằm trong chương trình triển khai thực hiện luật Hỗ trợ DNNVV của Quốc hội. Điều 10 của Luật Hỗ trợ DNNVV nêu rõ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán”.
Như vậy đã hơn một năm sau khi Luật hỗ trợ DNNVV có hiệu lực, các DNNVV vẫn đang chờ đợi những ưu đãi về thuế hết sức thiết thực cho hoạt động của doanh nghiệp.
Giải thích về điều này Bộ Tài chính cho rằng Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ 1/1/2018 đã có quy định ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp này, nhưng các mức thuế ưu đãi lại được quy định cụ thể trong các luật thuế khác nhau.
Để các doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi, thì phải chờ sửa các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng theo đúng quy trình. Nhưng nếu chờ sẽ không đảm bảo lộ trình thực hiện của Luật Hỗ trợ DNNVV.
Do đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị quyết về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển DNNVV để đảm bảo triển khai theo đúng lộ trình của Luật Hỗ trợ DNNVV. Dự thảo nghị quyết chỉ chọn hai tiêu chí là doanh thu và số lao động là phản ánh đúng quy mô và hoạt động của doanh nghiệp, cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Dự kiến đến tháng 10/2019 mới trình dự thảo nghị quyết, nếu được thông qua Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ 1/1/2020.
Theo dự thảo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV sẽ giảm xuống 15-17% so với 20% hiện nay. Mức này bằng với mức thuế suất ưu đãi áp dụng cho các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản.
Để khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành mô hình doanh nghiêp, dự thảo nghị quyết đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh.
Những nội dung trong dự thảo Nghị quyết nếu được Quốc hội thông qua sẽ là những hỗ trợ mạnh mẽ đối với cộng đồng DNNVV đang hoạt động hiện chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Đây thực sự là đồng tiền bát gạo, là những con số rất cụ thể đến với doanh nghiệp. Với mức hỗ trợ này, DNNVV sẽ có thêm nguồn lực mở rộng sản xuất, phát triển, các DN mới gia nhập thị trường tăng lên. Từ đó, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là rất khả thi, nhất là việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành các DNNVV.
Trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, có 1 điều rất quan trọng khuyến khích hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp, đó là vấn đề kế toán thuế khi mở rộng chức năng của đại lý thuế. Cộng với việc miễn thuế trong 2 năm đầu khi chuyển từ hộ cá thể, giảm thuế TNDN xuống còn 15 và 17% đối với một số DNNVV thì rõ ràng đây là một động thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập với nhiều hiệp định thương mại tự do FTA trong đó có những FTA thế hệ mới đã được ký kết và thực thi, nếu các doanh nghiệp nội địa không phát triển mạnh mẽ, không nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là về chất lượng, thì chúng ta không những không tận dụng được những lợi ích của hội nhập mà còn lĩnh đủ những mặt trái, những tiêu cực của hội nhập.
Một trong những điểm yếu được chỉ ra sau 30 năm thu hút ĐTNN chính là sự liên kết của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, mà một trong những nguyên nhân cơ bản chính là các DNNVV trong nước chưa đủ tầm để hợp tác, liên kết bình đẳng với các doanh nghiệp FDI.
Từ bài toán đó chúng ta phải làm sao ưu tiên thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển. Đề xuất giảm thuế cho DNNVV trong dự thảo Nghị quyết là rất cần thiết để thúc đẩy được quá trình phát triển của doanh nghiệp. Giảm thuế để hỗ trợ DNNVV phát triển, đó là xu hướng, là điều tất yếu cần phải làm. Nhưng giảm thuế TNDN từ 20% xuống 15 - 17% đối với DNNVV thì rõ ràng trước mắt nguồn thu ngân sách sẽ giảm sút do DNNVV chiếm khoảng 97% số lượng DN tại Việt Nam.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp này có thể làm giảm thu NSNN khoảng 9.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, giải pháp giảm thuế suất cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm khoảng 6.500 tỷ đồng và giải pháp miễn thuế trong vòng 2 năm đối với doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh khoảng 2.722 tỷ đồng/năm.
Tuy việc giảm thu này trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN nhưng về dài hạn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tăng cường tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng thu từ thuế TNDN cho NSNN vào những năm sau.
Bên cạnh đó, có thể bù lại bằng các nguồn thu khác đơn cử như quá trình cổ phần hóa, bán cổ phần nhà nước. Quá trình mua bán, sáp nhập của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tăng lên rất mạnh mẽ, quý I/2019 tăng gấp 3 lần cùng kỳ và đạt con số kỷ lục 5,6 tỷ USD, đó là những tín hiệu tích cực của hội nhập và liên kết FDI và doanh nghiệp nội địa.
Tận dụng các cơ hội của hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các doanh nghiệp trong nước, kết hợp với các chính sách hỗ trợ như giảm thuế sẽ tạo giá trị gia tăng nhiều hơn cho doanh nghiệp, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách. DNNVV chiếm khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Rõ ràng, khi thực hiện chính sách này thì phải tính toán rất kỹ, tránh tình trạng có thể xảy ra khi có những ưu đãi không hợp lý thì nhiều DNNVV sẽ không muốn lớn lên dù có thể lớn lên. Bên cạnh đó, khi thực hiện chính sách này cần chú ý vấn đề năng lực đạo đức của công chức, để làm sao khi đã có chính sách rồi thì các cán bộ công chức này sẽ thực hiện chính sách đó một cách công bằng và minh bạch. Đảm bảo sự bình đẳng đối với tất cả các DNNVV và trong các lĩnh vực là điều hết sức quan trọng.
Nghị quyết Giảm thuế cho DNNVV nếu được Quốc hội thông qua, xét về mặt tài chính tuy trước mắt có thể giảm nguồn thu ngân sách trong những năm đầu, song đây chính là đầu tư cho tương lai, nuôi nguồn thu cơ bản và lâu dài.
Hơn thế nữa sẽ là động lực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường, nắm bắt cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu sản phẩm Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.