'Hòa khí' doanh nhân

Minh Tâm - 13/10/2021 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự đoàn kết và cảm thông cho nhau trong cộng đồng doanh nhân ở thời điểm hiện tại có giá trị hơn bất kỳ thời điểm nào khác, để tiềm lực Việt Nam không bị tiêu hao từ bên trong.

VNF
Ảnh minh họa

3 rạn nứt điển hình

Chưa bao giờ giới doanh nhân Việt Nam lại phải đối mặt với tình huống đặc biệt như hiện tại. Covid-19 đẩy doanh nhân này vào bước đường cùng nhưng lại “cất cánh” cho sự nghiệp kinh doanh của doanh nhân khác. Cũng vì thế mà chưa bao giờ sự sẻ chia giữa các doanh nhân lại được nhắc nhiều đến thế giữa lúc xuất hiện rất nhiều sự rạn nứt, sự đứt gãy niềm tin, song song với sự đứt gãy chuỗi sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Có thể nhận thấy rất rõ sự rạn nứt, xung đột xuất hiện giữa các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam qua 3 ví dụ điển hình.

Thứ nhất là rạn nứt giữa ngân hàng và các doanh nghiệp khác. Suốt từ khi dịch Covid-19 khởi phát đến nay, ngân hàng là ngành bị “réo tên” nhiều nhất bởi đây là ngành đặc thù, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp vượt qua đại dịch, tuy nhiên, trái ngược với sự điêu đứng của đa số doanh nghiệp, ngành ngân hàng lại ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận khá cao, gây ra sự “phản cảm” nhất định.

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 16%. Số liệu ước tính gần nhất của hãng nghiên cứu FiinGroup với 9 ngân hàng thương mại cho thấy lợi nhuận 9 tháng năm 2021 của các ngân hàng này tăng tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó quý III dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19 lần thứ tư nhưng lợi nhuận vẫn tăng 11%.

Ngân hàng có hưởng lợi từ đại dịch không? Có. Covid-19 khiến chính sách tiền tệ buộc phải được thực thi theo hướng giảm lãi suất huy động, nhờ đó ngân hàng tiết kiệm được lượng lớn chi phí huy động vốn, từ đó có nguồn lực để giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, thực tế là không phải lãi suất huy động giảm bao nhiêu thì lãi suất cho vay giảm bấy nhiêu và điều này gây ra không ít bức xúc trong cộng đồng doanh nhân. Có thể thấy rõ sự dè sẻn của các ngân hàng khi giảm lãi suất cho vay và phải đến khi bị thúc ép từ Ngân hàng Nhà nước, mức giảm lãi suất cho vay mới trở nên thực sự đáng kể trên diện rộng.

Nhưng sự dè sẻn của ngân hàng cũng không phải không có lý do. Họ phải tuân thủ hệ số an toàn vốn (CAR) ngặt nghèo theo các tiêu chuẩn được nâng dần qua các năm, hệ số rủi ro LDR đa phần đã tiến tới ngưỡng tối đa, trong khi áp lực nợ xấu ngày càng lớn khiến các ngân hàng buộc phải chuẩn bị nguồn lực để dự phòng rủi ro trong tương lai bởi ngân hàng luôn là ngành “hứng bão” sau cùng. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là sự dè sẻn ấy không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của giới chủ ngân hàng.

Rạn nứt điển hình thứ hai là giữa doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa và doanh nghiệp chịu bất lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa. Dễ thấy nhất là giữa ngành thép và ngành xây dựng.

Chưa bao giờ ngành thép kiếm lời nhiều như hiện nay. Nhu cầu thép và các sản phẩm từ thép rất lớn trên thế giới khiến giá cả loại hàng hóa này tăng mạnh. Cung không đủ cầu trên phạm vi toàn thế giới khiến giá thép trong nước cũng buộc phải “hòa mình” vào xu hướng tăng. Ngành xây dựng từng nhiều lần “kêu cứu” và các cơ quan có thẩm quyền cũng đã vào cuộc nhưng cuối cùng, giá thép vẫn… tiếp tục tăng. Rốt cuộc, ai hưởng lợi vẫn tiếp tục hưởng lợi và ai chịu thiệt vẫn tiếp tục phải xoay xở.

Ở rạn nứt điển hình thứ ba, khốc liệt hơn, là không ai được hưởng lợi gì cả. Đó là câu chuyện xung đột lợi ích giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) và những người chủ cho thuê nhà.

Với MWG, chính sách ESOP (phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên) là chính sách trụ cột, mang tính sống còn, quyết định hiệu quả kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Để duy trì chính sách này, năm 2021, MWG sẽ phải đạt được tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong bối cảnh có những thời điểm 70% số cửa hàng của “ông trùm” bán lẻ này phải đóng cửa. Trong tình thế ngặt nghèo đó, MWG buộc phải bảo vệ lợi nhuận bằng cách cắt giảm thật mạnh chi phí mặt bằng và xung đột với chủ cho thuê nhà nảy sinh từ đó.

Đừng chỉ vào một vài người chủ cho thuê nhà lên tiếng phản đối, ai dám chắc trong lòng những người cho thuê nhà khác không có “sóng ngầm”?

Nhưng, không ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này cả.

“Hòa khí” doanh nhân

Covid-19 khiến xã hội như bước vào mùa đông lạnh giá chưa từng có. Những rạn nứt giữa các doanh nghiệp, doanh nhân nêu trên chỉ là một phần của tảng băng chìm. Hãy nhìn vào làn sóng hồi hương “thắt lòng” của những người lao động nghèo. Hãy nhìn vào sự cát cứ địa phương khiến dòng chảy kinh tế tưởng chừng được khơi thông lại đóng băng trở lại.

Chưa bao giờ cộng đồng doanh nhân Việt Nam cần một “làn gió xuân” đến thế, để những băng giá, rạn nứt dần tan chảy để trở về thành khối nước duy nhất, để tiềm lực Việt Nam không tiếp tục bị tiêu hao từ bên trong. Sẽ không có một doanh nghiệp, doanh nhân nào thực sự thành công khi lợi ích quốc gia bị tổn hại.

Hòa khí sinh tài. Sự đoàn kết và cảm thông cho nhau trong cộng đồng doanh nhân ở thời điểm hiện tại có giá trị hơn bất kỳ thời điểm nào khác. Và đó cũng là cách để các doanh nghiệp, doanh nhân tự cứu mình. Ai có thể “vỗ ngực” nói rằng doanh nghiệp của mình mãi mãi thuận lợi, không cần tới sự giúp đỡ của người khác?

Trong cơn sốt rét, những chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế cứng rắn và quyết liệt từ Chính phủ cũng sẽ giúp giới doanh nhân “vã mồ hôi”. Nếu không thể “vung tiền” ban phát cho người dân, doanh nghiệp như những nước giàu bởi hạn chế về nguồn lực và lo ngại lạm phát làm mất ổn định kinh tế vĩ mô, thì Chính phủ buộc phải nhanh chóng nối lại các hoạt động kinh tế, giải quyết tận gốc tình trạng cát cứ địa phương, không để rạn nứt ngày càng lớn, tiềm lực của doanh nghiệp, của nền kinh tế ngày càng bị tiêu hao.

Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” vừa được Thủ tướng ban hành kỳ vọng sẽ tạo ra “làn gió xuân” giúp thông thương toàn quốc, nếu như Chính phủ quyết liệt trong việc loại bỏ tình trạng cát cứ địa phương.

Trong khi chờ đợi “làn gió xuân” thực sự thổi đến, nương tựa vào nhau là cách duy nhất để cộng đồng doanh nhân Việt Nam vượt qua mùa đông lạnh giá mang tên “Covid-19”.

Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.