Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Trước đó, trong thời gian từ ngày 27/6/2017 đến 28/7/2017, HPG đã chào bán gần 253 triệu cổ phiếu ra công chúng và thu được 5.056 tỷ đồng. Số tiền thu được này, HPG sẽ dùng 5.000 tỷ đồng bổ sung cho giai đoạn 2 dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, phần còn lại bổ sung cho nguồn vốn hoạt động chung.
Tiến độ giải ngân cho giai đoạn 2 dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất như sau: 6 tháng cuối năm 2017 giải ngân 1.761 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2018 giải ngân 1.833 tỷ đồng, 6 tháng cuối năm 2018 giải ngân 1.406 tỷ đồng.
Theo Hòa Phát, dự kiến giai đoạn I của dự án sẽ đi vào hoạt động trong quý I/2019. Hiện tại, các công việc xây dựng, lắp đặt của dự án đang được gấp rút triển khai đúng như kế hoạch. Riêng tiến độ giải ngân thực tế chậm hơn so với tính toán ban đầu.
Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng đầu tư khoảng 54.000 tỷ đồng. Riêng trong năm 2018, Hòa Phát đã giải ngân khoảng 28.000 tỷ đồng cho dự án này.
Theo tính toán của Hòa Phát, khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất sẽ đạt tổng công suất 4 triệu tấn thép xây dựng vào năm 2019 và 5 triệu tấn thép xây dựng từ 2020.
Ban đầu, Hòa Phát sẽ tập trung sản xuất phôi thép phục vụ cho nhà máy cán thép mới tại Dung Quất để sản xuất thành phẩm thép xây dựng trước khi đưa Giai đoạn I đi vào hoạt động.
Hòa Phát sẽ sử dụng một phần phôi thép chất lượng cao từ giai đoạn I dự án Dung Quất làm đầu vào cho nhà máy sản xuất thép dự ứng lực. Nhà máy thép dự ứng lực của Hòa Phát đã đi vào hoạt động trong tháng 9. Nhà máy này nằm gần Khu liên hợp Dung Quất. Hòa Phát được coi là công ty đi tiên phong trong việc sản xuất thép dự ứng lực chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu. Công suất thiết kế giai đoạn I của dự án là khoảng 160.000 tấn/năm với chi phí đầu tư là 1.000 tỷ đồng, sản xuất 3 sản phẩm: cáp dạng thanh, tao cáp và sợi cáp đơn.
Cuối tháng 11/2018, hội đồng quản trị Hòa Phát đã quyết định thông qua việc tăng vốn góp tại Công ty Cổ phần Hòa Phát Dung Quất thêm 5.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên đến 25.000 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Hòa Phát tại Hòa Phát Dung Quất theo đó tăng từ 99% lên 99,2%.
Hòa Phát cho biết mục đích tăng vốn là nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn góp là bằng khoản vay hợp vốn nước ngoài do Ngân hàng BNP Paribas làm đầu mối và bằng vốn tự có.
HĐQT Hòa Phát cử thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương quản lý phần vốn tăng thêm tại Hòa Phát Dung Quất.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.