Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Theo Bloomberg, ngành công nghiệp bia trị giá 600 tỷ USD đang bị đe dọa khi thiếu nguyên liệu sản xuất. Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (NAS) chỉ ra khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 1 độ C thì sản lượng lúa mỳ sẽ giảm 6%, gạo giảm 3,2%, đậu nành giảm 3,1% và ngô giảm 7,4%.
Trong năm 2021, nắng nóng cực đoan khiến sản lượng lúa mạch của châu Âu (nơi chiếm tới 60% sản lượng lúa mạch toàn cầu) đã giảm tới hơn 12% trong giai đoạn từ năm 1964 – 2015. Trong khi đó, sản lượng bình quân toàn cầu của những cây trồng như ngô có thể giảm 24% và lúa mạch giảm 15% vào cuối thế kỷ này, theo báo cáo của NASA.
Tương tự, sản lượng của hoa bia cũng giảm từ 29 – 68% khi châu Âu ngày càng nóng hơn. Chất lượng của hoa bia còn bị ảnh hưởng đáng kể khi nhiệt độ quá cao, kéo theo đó là chất lượng bia giảm sút, theo Bloomberg. Ngành bia toàn cầu rõ ràng đang phải đối mặt với khủng hoảng “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen.
Tình trạng khan hiếm nước sạch cũng là vấn đề “đau đầu” của ngành bia toàn cầu. Nước chiếm từ 90 – 95% trong mỗi chai, lon hoặc thùng bia và việc sản xuất bia cần lượng nước nhiều hơn từ 5 – 6 lần so với lượng nước có trong mỗi ly. Thế nhưng biến đổi khí hậu khiến nguồn cung nước sạch cho tưới tiêu và sản xuất bia bị hạn chế đáng kể. Giám đốc cấp cao của Carlsberg, công ty sản xuất khoảng 14 tỷ lít bia/năm cho biết có tới 16 nhà máy của hãng đang phải chịu áp lực thiếu nước.
Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học Nature Plants, sản lượng bia trên toàn cầu sẽ giảm tới 16% và có giá đắt gấp đôi trong 80 năm tới khi biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay. Giá bia tại Ba Lan sẽ tăng tới 377% trong khi giá bán tại các thị trường như Ireland, Bỉ, Cộng hòa Séc tăng gấp đôi. Đây đều là những thị trường tiêu thụ nhiều bia nhưng lại nhập khẩu lúa mạch.
Sản lượng bia giảm trong khi giá bán tăng cao khiến nhiều người tiêu dùng dần từ bỏ loại đồ uống này. Theo ước tính của Nature Plants, lượng tiêu thụ bia tại Ireland, Bỉ và Cộng hòa Séc sẽ giảm 1/3 trong 80 năm tới. Tại các thị trường khác như Trung Quốc và Mỹ, tỷ lệ giảm lần lượt là 9% và 14%.
Để tự cứu mình, nhiều hãng bia trên thế giới đã rót hàng triệu đô vào nghiên cứu di truyền học và biến đổi gen của các dòng lúa mạch. Vào năm 2017, Carlsberg lần đầu tiên công bố bộ gen lúa mạch có khả năng chịu nhiệt độ cao hay hạn hán. Ngoài ra, Carlsberg cho biết họ sẽ sớm phát triển bộ gen của hoa bia. Người đứng đầu phòng thí nghiệm, nghiên cứu của Carlsberg cho hay: “Chúng tôi đã có được một số loại gen đột biến của lúa mạch với khả năng chịu hạn tốt hơn. Nó sẽ đảm bảo nguồn cung cho chúng tôi trong quá trình chống lại biến đổi khí hậu”.
Thế nhưng trong số 15.000 dòng lúa mạch mà hãng Carlsberg sản xuất mỗi năm, có chưa đến 5 dòng được đưa ra thị trường. Hầu hết các dòng lúa mạch của Carlsberg đều bị từ chối vì không đủ khỏe mạnh hoặc tạo ra những loại bia có chất lượng kém.
Trong khi đó, Heineken cũng không đứng ngoài cuộc. Hãng đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi sự thay đổi thất thường của con sông địa phương – nơi cung cấp nước cho một cơ sở sản xuất bia của Heineken tại Hà Lan.
Anheuser-Busch InBev SA, nhà sản xuất Budweiser, đang khai thác dữ liệu thời tiết của NASA để dự báo sản lượng lúa mạch ở các vùng khác nhau nhằm tìm ra nơi thích hợp nhất để trồng lúa mạch.
Trong lúc các hãng bia đang tìm cách khắc phục, người tiêu dùng có lẽ vẫn phải chịu cảnh bia đắt đỏ và khan hiếm trong thời gian trước mắt. “Tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến giá bia vượt quá khả năng chi trả của hàng trăm triệu người tiêu dùng trên thế giới”, Giáo sư Steven Davis thuộc đại học California Irvine, Mỹ cảnh báo.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.