Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những ngày Tết Nhâm Dần, 50 vạn lượt khách đã đến với Hội An. Thành phố cổ vang danh quốc tế này là nơi trọng điểm du lịch của tỉnh Quảng Nam. Trải qua 1 năm lao đao vì dịch, Hội An như đang "tái sinh" với dòng khách các nơi đổ về.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Đại diện Công viên Văn hóa Chủ đề Ấn Tượng Hội An cho biết, lượng khách ngoại tỉnh đến Hội An trong thời gian qua chỉ chiếm 30%, còn lại là du khách trong tỉnh và đến từ Đà Nẵng là chính.
Theo đó, lượng khách dù đông, nhưng việc lưu trú ở hội an không nhiều, thường chỉ qua một đêm. Cũng chính vì nguyên nhân này, không ít khách sạn ở Hội An buộc phải tạm đóng cửa để tránh tổn thất về doanh thu. Ở khía cạnh khác, các khách sạn vấn duy trì tình trạng hoạt động vẫn ghi nhận full phòng.
“Ngày 4/1/2022, chúng tôi đã bắt đầu mở cửa trở lại, dù tần suất hoạt động không được như bình thường. Tình hình khách du lịch đến với Hội An đã mang tín hiệu khởi sắc trở lại. Chính vì vậy, chúng tôi đang lên kế hoạch để mở cửa trở lại hoạt động bình thường vào tháng 3/2022. Với tình hình như hiện nay, tôi kỳ vọng khách du lịch nội địa sẽ tăng lên từ tháng 4 - tháng 5. Bởi thời gian này là mùa du lịch của khách nội địa”, Đại diện Công viên Văn hóa Chủ đề Ấn Tượng Hội An kỳ vọng.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Hà cũng tin rằng, với chính sách mở cửa các đường bay quốc tế vừa được Chính phủ cho phép, ngành du lịch sẽ có những bước khởi sắc và khôi phục trở lại như những năm trước chưa xuất hiện COVID-19.
Từ đây, doanh nghiệp du lịch sẽ có cơ hội để quay trở lại hoạt động mạnh mẽ. Và để trở lại hoạt động bình thường, các doanh nghiệp cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Trong đó, cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước cho đến này cơ bản đã hoàn thành và đã sẵn sàng hoạt động bình thường trở lại.
Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, HĐND tỉnh Quảng Nam cũng đã ra nghị quyết về việc phát triển du lịch Quảng Nam từ năm 2022 đến 2025, hướng đến năm 2030. Trong nghị quyết này, Hội An sẽ được tái cơ cấu lại ngành du lịch, hướng đến yếu tố xanh của tự nhiên.
Qua đó, việc áp dụng hình thức đưa yếu tố tự nhiên vào du lịch sẽ giúp địa phương tạo ra các giá trị mới. Từ đó, ngành du lịch của tỉnh sẽ gia tăng giá trị sản phẩm du lịch. Cùng chính vì yếu tố này, đề án đã đặt cho tỉnh Quảng Nam một bài toán về việc tái cơ cấu lại ngành du lịch, từ sản phẩm du lịch cho đến nguồn nhân lực ngành du lịch.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An, trong đề án này, địa phương đang hướng đến việc phát loại hình du lịch xanh. Hội An sẽ thay đổi các dụng cụ bằng nhựa các dụng cụ thân thiện với môi trường.
“Việc làm du lịch theo hướng xanh sẽ phần nào tạo ra một thông điệp lớn cho du khách. Đây là trách nhiệm của ngành du lịch đối với môi trường. Đồng thời, việc làm này sẽ tạo nên một tiếng nói lớn để thế giới biết đến”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An nhận định.
Ngoài ra, việc thực hiện đề án du lịch xanh sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam, nhất là việc tạo nên điểm nhấn cho du lịch địa phương.
Ông Nguyễn Văn Lanh cũng cho biết thêm, Hội An cũng đang tính toán lại việc phát triển loại hình kinh tế đêm. Các loại hình hoạt động kinh tế đêm ở Hội An sẽ nhẹ nhàng sâu lắng, đúng bản chất của phố cổ. Trong đó, các chương trình trong đêm phố cổ sẽ được kéo dài, tạo ra một điểm nhấn riêng.
Cùng với đó, các hộ dân tại đây có thể tham gia làm dịch vụ ban đêm nhưng vẫn đảm bảo loại hình và khung giờ tham gia hoạt động. Các hoạt động có thể diễn ra đến 5 giờ sáng và trở lại như bình thường sau đó.
“Hội An cũng sẽ tính đến phương án phát triển loại hình du lịch đường thủy, đây là loại hình phong phú và dồi dào, nhưng địa phương vẫn chưa tính đến”, ông Nguyễn Văn Lanh thông tin.
Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, Cục Hàng không Việt Nam đã có thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ về việc Việt Nam gỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/2.
Qua đó, đến thời điểm trên, Cục Hàng không sẽ cấp phép bay cho các hãng trong và ngoài nước. Tần suất bay sẽ trở lại bình thường như trước khi xảy ra dịch COVID-19.
Chính vì vậy, ông Phan Xuân Thanh cho rằng, việc mở cửa các đường bay đến với Việt Nam là điều không sớm thì muộn. Tuy nhiên, việc thông thoáng cấp visa cho du khách đến Việt Nam như 2019 vẫn còn gặp khó khăn. Hiệp hội cũng mong chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ cấp visa cho khách du lịch như năm 2019.
“Đến nay đã 2 năm sau dịch bệnh, các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Quảng Nam đều muốn mở cửa trở lại với khách quốc tế. Bởi khách quốc tế sẽ đem đến một giá trị khác . Do đó, tôi kỳ vọng việc mở cửa các đường sẽ tạo cho ngành du lịch một sinh khí mới”, ông Phan Xuân Thanh kỳ vọng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.