Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Số liệu vừa công bố sáng 29/6 của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2023 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,4 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II/2023 theo giá hiện hành ước đạt 774,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 1.357,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 12,6% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê cho biết, có 60 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 147 triệu USD, giảm 51,2% so với cùng kỳ năm trước; có 16 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng 173,7 triệu USD, gấp 3,9 lần.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 320,6 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận về vấn đề thu hút FDI vào Việt Nam, ông Đỗ Văn Sử - Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, ba năm gần đây dòng vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại, trong các tháng đầu năm thì dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng giảm nhẹ.
"Đầu tư FDI như một tấm huy chương hai mặt, có mặt tích cực, mặt chưa được, nhưng cần thừa nhận rằng vốn FDI đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Vấn đề làm thế nào để thu hút được dòng vốn FDI mong muốn và đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Làm sao để có những tập đoàn lớn, đầu tư công nghệ cao, đầu tư phát triển chuỗi giá trị, lan tỏa đến khu vực trong nước, đến Việt Nam đầu tư để hai bên cùng thắng", ông Sử nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết có một thực tế trong thu hút đầu tư FDI là thời gian qua một số doanh nghiệp FDI lớn vào Việt Nam họ mang theo các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp vệ tinh đa phần là doanh nghiệp bé, thậm chí doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có.
"Trong thu hút đầu tư FDI, ngoài thu hút về vốn còn thu hút về công nghệ, thí dụ doanh nghiệp FDI vốn nhỏ nhưng họ vào Việt Nam để đầu tư dự án công nghệ 4.0, có tính lan tỏa thì quá tốt. Còn chúng ta không khuyến khích doanh nghiệp vốn lớn, công nghệ thô sơ", ông Toàn khẳng định.
Về lo ngại thu hút đầu tư FDI thiếu chọn lọc, chọn lựa thì các doanh nghiệp FDI sẽ cạnh tranh trực tiếp tới doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, ông Toàn cho rằng không nên lo ngại điều này và cũng không nên bảo hộ.
Điều cốt lõi là phải kiểm soát, yêu cầu các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam phải làm ăn lành mạnh, không được lợi dụng ưu đãi để cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.