Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 27/7, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do Trưởng ban Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc xây dựng đề án, chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng ngày, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi khảo sát, làm việc thực tế tại dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Tại buổi làm việc, ông Tharna Sanee, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn cho biết, tính đến tháng 6/2022, dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam (LSP) đã hoàn thành 95,7% tiến độ và dự kiến đưa vào chạy thử một số nhà máy vào quý III, IV năm nay.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh lưu ý, đây là dự án có vai trò quan trọng không chỉ với Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn với cả nước. Ông Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để dự án được vận hành thương mại theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam đặt tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, được khởi công vào tháng 2/2018 và sẽ hoàn thành năm 2022. Theo ông Cholanat Yanaranop, Chủ tịch ngành hóa dầu SCG (SCG Chemicals), đại diện của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam có công suất sản xuất olefin đạt tới 1,6 triệu tấn/năm.
Dự án được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác với công suất hơn 2,3 triệu tấn/năm.
Đến năm 2023, tổ hợp hóa dầu miền Nam dự kiến sẽ hoạt động để giúp thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa.
Mặt khác, dự án còn tạo ra cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hàng hóa dầu, giúp Việt Nam có mặt trên bản đồ các nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu. Đây cũng là nền tảng cho những đầu tư trong tương lai về công nghiệp hạ nguồn và các ngành công nghiệp liên quan.
Dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam sau khi vận hành sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động và góp phần lan tỏa lớn để các ngành công nghiệp, từ hóa dầu đến ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì cũng như các ngành dịch vụ khác, giúp cho kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.