Honda Tây Hồ: Lợi nhuận suy giảm, nợ xu hướng tăng lên

Minh Đức - 10/12/2024 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Honda Tây Hồ báo lãi sau thuế hơn 856 triệu đồng, giảm tới 95,1% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, nợ phải trả doanh nghiệp đến cuối năm 2023 là hơn 7.259,7 tỷ đồng.

Theo giới thiệu, đại lý Honda Ô tô Tây Hồ trực thuộc Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2006, tọa lạc tại 197A Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội với diện tích gần 6.000m2.

Honda Tây Hồ là đại lý uỷ quyền 5S đầu tiên của Honda tại Việt Nam. Đại lý được xây dựng với quy mô lớn với nhiều trang bị hiện đại, tiên tiến theo tiêu chuẩn của Honda toàn cầu. Xưởng dịch vụ của đại lý rộng gần 3.000m2, được trang bị thiết bị máy móc hiện đại.

Theo dữ liệu của VietnamFinance, Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam được thành lập vào ngày 15/7/2005. Địa chỉ trụ sở tại 197A Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Vũ Thị Lan, sinh năm 1974, chức vụ Giám đốc công ty. Ngành nghề kinh doanh chính là đại lý ô tô và xe có động cơ khác.

Thành viên góp vốn gồm: Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 400 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20%); Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Vạn Lộc góp 700 tỷ đồng (tỷ lệ 35%) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Tân Tiến góp 900 tỷ đồng (tỷ lệ 45%).

Thời điểm tháng 8/2017, thành viên góp vốn lúc này gồm: Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ du lịch Đại An góp 900 tỷ đồng (tỷ lệ 45%); Công ty TNHH Thuỷ Anh góp 300 tỷ đồng (tỷ lệ 15%) và Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 800 tỷ đồng (tỷ lệ 40%).

Đến tháng 11/2017, thành viên góp vốn của công ty có sự thay đổi. Cụ thể, thành viên góp vốn gồm: Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 800 tỷ đồng (tỷ lệ 40%); CTCP Thương mại dịch vụ và BĐS Kim Sơn góp 300 tỷ đồng (tỷ lệ 15%) và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và sản xuất Thịnh Vượng góp 900 tỷ đồng (tỷ lệ 45%).

Honda Tây Hồ là một trong những đại lý kinh doanh ô tô có tiếng tại thủ đô Hà Nội

Vào tháng 5/2018, công ty nâng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn gồm: Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 1.535 tỷ đồng (tỷ lệ 38,76%); CTCP Thương mại dịch vụ và BĐS Kim Sơn góp 1.525 tỷ đồng (tỷ lệ 38,51%) và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và sản xuất Thịnh Vượng góp 900 tỷ đồng (tỷ lệ 22,73%).

Đến tháng 7/2020, thành viên góp vốn của công ty tiếp tục có sự biến động. Theo đó, thành viên góp vốn gồm có: Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 935 tỷ đồng (tỷ lệ 23,61%); CTCP Thương mại dịch vụ và BĐS Kim Sơn góp 1.525 tỷ đồng (tỷ lệ 38,51%) và Công ty TNHH TNHH MTV Đầu tư và xây dựng thương mại Đức Thịnh góp 1.500 tỷ đồng (tỷ lệ 37,88%).

Tới tháng 8/2021, cổ đông góp vốn của công ty có sự xuất hiện thêm thành viên mới là CTCP Tây Hồ. Lúc này, cổ đông gồm: Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 935 tỷ đồng (tỷ lệ 23,61%); CTCP Thương mại dịch vụ và BĐS Kim Sơn góp 1.525 tỷ đồng (tỷ lệ 38,51%) và Công ty TNHH TNHH MTV Đầu tư và xây dựng thương mại Đức Thịnh góp 1.000 tỷ đồng (tỷ lệ 25,25%) và CTCP Tây Hồ góp 500 tỷ đồng (tỷ lệ 12,63%).

Tới tháng 11/2021, thành viên góp vốn lúc này gồm: CTCP Khách sạn Hàng Không góp 190 tỷ đồng (tỷ lệ 4,8%); Công ty TNHH Đầu tư tài chính và thương mại Tấn Phát góp 935 tỷ đồng (tỷ lệ 23,61%); CTCP Thương mại dịch vụ và BĐS Kim Sơn góp 1.335 tỷ đồng (tỷ lệ 33,71%); Công ty TNHH TNHH MTV Đầu tư và xây dựng thương mại Đức Thịnh góp 1.000 tỷ đồng (tỷ lệ 25,25%) và CTCP Tây Hồ góp 500 tỷ đồng (tỷ lệ 12,63%).

Thành viên góp vốn tại Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam - "ông chủ" đứng sau Honda Tây Hồ

Cập nhật thay đổi mới nhất (ngày 2/8/2024), người đại diện theo pháp luật của công ty thời điểm này là Phạm Thanh Hải, sinh năm 1971, chức vụ Giám đốc công ty.

Thành viên góp vốn khi này gồm: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và sản xuất Thịnh Vượng góp 1.208 tỷ đồng (tỷ lệ 30,51%); Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và thương mại Đức Thịnh góp 1.000 tỷ đồng (tỷ lệ 25,25%) và CTCP Du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Phú An góp 1.752 tỷ đồng (tỷ lệ 44,24%).

Giai đoạn 2022 – 2023, Honda Tây Hồ làm ăn ra sao?

Theo dữ liệu của VietnamFinance, Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam – “ông chủ” Honda Tây Hồ (gọi tắt Honda Tây Hồ) ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2022 - 2023 đạt lần lượt là: 1.089,8 tỷ đồng và 765,7 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tương ứng lần lượt là 58,2 tỷ đồng và 19,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của Honda Tây Hồ sụt giảm mạnh qua từng năm, từ mức hơn 18,5 tỷ đồng (năm 2022) xuống chỉ còn hơn 813,4 triệu đồng (năm 2023). Như vậy, sau 12 tháng doanh thu hoạt động tài chính của công ty đã giảm hơn 17,7 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 95,6%.

Cùng với đó, chi phí lãi vay của công ty không ngừng gia tăng qua từng năm, từ mức hơn 2,6 tỷ đồng (năm 2022) tăng lên hơn 4,9 tỷ đồng vào năm 2023, tăng gần 84% so với năm trước đó.

Sau khi trừ đi các chi phí, kết thúc năm 2023 Honda Tây Hồ báo lãi sau thuế hơn 856 triệu đồng, giảm tới 95,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, năm 2022 công ty báo lãi sau thuế hơn 17,5 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2023 Honda Tây Hồ báo lãi sau thuế hơn 856 triệu đồng, giảm tới 95,1%

Giai đoạn 2022 – 2023, tổng cộng tài sản của Honda Tây Hồ không ngừng gia tăng, từ hơn 9.151,7 tỷ đồng (năm 2022) tăng lên hơn 11.280,3 tỷ đồng (năm 2023). Như vậy, chỉ sau 12 tháng tổng tài sản của công ty đã tăng thêm hơn 2.128,6 tỷ đồng. Chiếm phần lớn là ở tài sản ngắn hạn của công ty, trong đó năm 2022 là hơn 4.667,8 tỷ đồng và năm 2023 là hơn 7.181,6 tỷ đồng.

Ở tài sản ngắn hạn, đến thời điểm cuối năm 2023 Honda Tây Hồ có hơn 212,9 triệu đồng tiền mặt và hơn 34,2 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 125 tỷ đồng các khoản tương đương tiền.

Trong giai đoạn 2022 – 2023, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty liên tục gia tăng, từ hơn 4.609,1 tỷ đồng (năm 2022) lên hơn 6.995,5 tỷ đồng (năm 2023). Trong đó, chiếm phần lớn là phải thu về cho vay ngắn hạn và phải thu ngắn hạn khác.

Hàng tồn kho của Honda Tây Hồ giai đoạn 2022 – 2023 giảm xuống qua từng năm. Cụ thể, năm 2022 công ty có hàng tồn kho là hơn 44,1 tỷ đồng thì bước sang năm 2023, con số này đã giảm xuống còn hơn 26,5 tỷ đồng. Tính riêng trong năm 2023,

Trong đó, hàng tồn kho của công ty bao gồm: hàng hoá là hơn 26,5 tỷ đồng và nguyên liệu, vật liệu hơn 41,8 triệu đồng.

Về nợ phải trả, trong giai đoạn 2022 – 2023, Honda Tây Hồ ghi nhận nợ phải trả không ngừng gia tăng, từ hơn 5.132 tỷ đồng lên hơn 7.259 tỷ đồng đến thời điểm cuối năm 2023. Như vậy, chỉ trong 12 tháng nợ phải trả của công ty đã tăng thêm hơn 2.127,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng liên tục “phình to” qua từng năm. Từ mức 994 tỷ đồng (năm 2022) tăng lên hơn 1.650,1 tỷ đồng vào năm 2023.

Như vậy, chỉ sau 12 tháng vay nợ của công ty đã tăng thêm hơn 656,1 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty đến cuối năm 2023 là hơn 4.020,5 tỷ đồng.

Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Honda Tây Hồ năm 2023 dương hơn 146,3 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm hơn 120,9 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của công ty âm hơn 1.189,1 tỷ đồng.

CR-V: Mẫu xe dính nhiều lỗi nhất Honda Việt Nam

CR-V: Mẫu xe dính nhiều lỗi nhất Honda Việt Nam

Thị trường
(VNF) - Sau chiến dịch triệu hồi để sửa chữa phụ tùng thước lái chưa lâu, mẫu xe Honda CR-V tiếp tục dính đợt triệu hồi mới do liên quan tới bơm nhiên liệu.
Cùng chuyên mục
Tin khác