'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu các yêu cầu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017.
Và thêm một lần nữa, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Thống đốc NHNN "tiếp tục tập trung nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động các nguồn ngoại tệ, vàng trong dân phục vụ cho đầu tư phát triển".
Huy động vàng trong dân là đề tài "nóng" hơn một năm trở lại đây. Và là "đề tài khó" cho NHNN. Nhiều chuyên gia đã mổ xẻ, hầu hết đều thống nhất rằng chủ trương huy động vàng là đúng, nhưng rất khó làm theo cách sử dụng một vài công cụ quản lý kinh tế hay một vài chính sách cụ thể, bởi điều này có thể gây nhiều hệ lụy tiêu cực.
TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, từng đưa ra phản bác đối với giải pháp được cho là khả thi nhất để huy động 500 tấn vàng trong dân: phát hành chứng chỉ vàng và trải lãi cho số vàng được huy động.
Vị chuyên gia này nêu ra 5 lý do cần cân nhắc. Thứ nhất, khi huy động bằng chứng chỉ vàng, tức có trả lãi, điều này vô hình trung lại kích hoạt thêm việc đầu cơ nắm giữ vàng trong dân, làm cho dân chúng càng có xu hướng ly khai mạnh hơn nữa việc nắm giữ tiền đồng, một hậu quả tương tự như nạn "đô la hóa", tạm gọi là nạn "vàng hóa".
Thứ hai, việc hợp pháp hóa sự tồn tại của vàng vật chất thông qua chứng chỉ vàng, việc giao dịch, thanh toán, và cất trữ tài sản vàng này trong dân chúng lại trở nên thuận lợi, dễ dàng, nạn vàng hóa, theo đó, lại càng trầm trọng.
"Về mặt tổ chức, nếu NHNN được huy động chứng chỉ vàng, NHNN sẽ phải dựa vào hệ thống ngân hàng và đại lý ủy quyền để thực hiện việc huy động và chi trả vàng/chứng chỉ vàng. Đương nhiên, ngoài việc vẫn phải tốn chi phí để trả cho hệ thống thu gom và chi trả vàng như thế này, NHNN còn hợp pháp hóa lại sự hiện diện của vàng trong hệ thống ngân hàng và các chân rết đại lý, là điều mà NHNN đã cố gắng chấm dứt, xóa sổ không lâu trước đây", TS. Phan Minh Ngọc nêu thêm lý do.
Thứ tư, do huy động vàng bằng chứng chỉ vàng nên vàng huy động phải được chuẩn hóa. Hiện lượng vàng được chuẩn hóa chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nếu chuẩn hóa vàng trong dân thì chi phí phát sinh rất lớn.
Thứ năm, khi NHNN huy động vàng, họ phải trả lãi cho số lượng vàng huy động này. Số vàng này, sau đó, nếu theo đúng kế hoạch, sẽ được Bộ Tài chính dùng làm tài sản thế chấp để vay nước ngoài.
"Với lãi suất phải trả cho người có vàng trong nước, lãi suất trả cho khoản vay nước ngoài, cộng thêm vô số chi phí liên quan như kể trên, khó có thể nói rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có lợi hơn nếu huy động vàng trong dân để làm thế chấp vay nước ngoài, thay vì đi vay trực tiếp nước ngoài", vị chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận.
Quan điểm của các chuyên gia kinh tế khác về chuyện huy động vàng trong dân, nhìn chung, cũng nằm 5 lý do trên. Rõ ràng, nhiệm vụ "huy động vàng trong dân" đang đặt NHNN vào trong thế khó.
Giải pháp huy động vàng an toàn không khó để nhìn ra và được hầu hết các chuyên gia kinh tế chỉ ra, đó là phải nâng cao niềm tin của người dân, để họ chủ động đưa vàng ra nền kinh tế, hoặc là để làm ăn kinh doanh, hoặc là vì họ thấy rủi ro ít đi, giữ vàng không còn quá cần thiết.
Thế nhưng, những biện pháp căn bản hiện nay để tăng niềm tin cho người dân, cải thiện môi trường kinh doanh như bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang "trói tay trói chân" doanh nghiệp, hạn chế nhũng nhiễu, ngăn chặn nạn tư bản thân hữu, doanh nghiệp sân sau, "lobby" chính sách… đều không nằm trong tay NHNN.
"Cái khó chung" này cũng xảy ra với trường hợp của Bộ Tài chính. Mới đây, Bộ này đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án. Phương án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.
Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất thông thường đang áp dụng 10% là thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia cũng như "bất bình đẳng" vì thế phải tăng.
Đề xuất của Bộ Tài chính vấp phải sự phản đối rất lớn từ phía người dân và tất nhiên là cả các chuyên gia kinh tế.
Trong số nhiều ý kiến chuyên gia, quan điểm của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. HCM rất đáng chú ý.
Vị chuyên gia này cho rằng Bộ Tài chính cần thận trọng với quyết định tăng thuế VAT vì 3 lý do.
Thứ nhất, thuế VAT nhìn chung có tính "lũy thoái", do vậy sẽ đánh vào người thu nhập thấp nặng nề hơn. Người tiêu dùng, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều phải đóng cùng một mức thuế VAT cho cùng một sản phẩm chịu thuế. Song do người thu nhập thấp phải dành một tỷ trọng thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng nên gánh nặng thuế họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ trọng cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT vì vậy sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn - do vậy khó được chấp nhận dưới góc độ công bằng.
Thứ hai, theo ông Tự Anh, tỷ trọng đóng góp của VAT trong tổng thu ngân sách của Việt Nam hiện đã khá cao, cao hơn hẳn so với các nước EU – là những nước có thuế suất VAT thuộc nhóm cao nhất thế giới. Với thuế suất VAT phổ thông hiện nay là 10%, VAT đã chiếm tới 27,5% tổng thu ngân sách của Việt Nam. Trong khi đó, với mức thuế suất phổ thông trung bình cao hơn hẳn (21,3%), VAT cũng chỉ chiếm trung bình 21,4% tổng thu ngân sách của các nước EU. Điều này cũng ngụ ý rằng, việc tăng thuế suất VAT không hiển nhiên cải thiện vai trò của sắc thuế này trong tổng ngân sách.
"Thứ ba, và quan trọng nhất, nguồn gốc của nợ công và thâm hụt ngân sách nặng nề ở Việt Nam không phải do thiếu khả năng huy động ngân sách mà chính là do hiệu quả chi ngân sách thấp, trong khi tỷ lệ chi ngân sách hiện đã rất cao, lên tới 28-29% GDP. Việc tăng thuế VAT để tăng thu ngân sách không những không giải quyết được gốc rễ của vấn đề mà còn tạo điều kiện và dung dưỡng cho việc chi ngân sách "vung tay quá trán" hay các dự án nghìn tỷ đắp chiếu và kém hiệu quả", chuyên gia này nêu quan điểm.
Thực chất, mục đích của việc Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế VAT cũng giống như việc huy động vàng bằng chứng chỉ vàng, đó là tăng nguồn lực tài chính nhà nước thông một/một vài chính sách cụ thể. Chỉ khác nhau ở chỗ Bộ Tài chính đã chính thức đề xuất, trong khi NHNN chưa hoặc không làm.
Và vẫn như trường hợp của NHNN, giải pháp an toàn và bền vững để tăng nguồn lực tài chính nhà nước, mà một trong số đó như đề cập của TS. Vũ Thành Tự Anh là tăng hiệu quả chi ngân sách, không nằm trong tay Bộ Tài chính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.