Huyền thoại văn học kiếm hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94

Vĩnh Chi - 30/10/2018 22:23 (GMT+7)

(VNF) – Tiểu thuyết gia Trung Quốc lừng danh Kim Dung đã qua đời vào chiều 30/10 tại bệnh viện Hong Kong, thọ 94 tuổi.

VNF
Nhà văn Kim Dung qua đời

Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 6/2/1924 tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong một gia đình khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Cha ông, Tra Xu Khanh, là một người được giáo dục trong môi trường phương Tây, còn mẹ ông là con trong một gia đình buôn bán.

Tuy tốt nghiệp cử nhân luật tại TP. Hàng Châu (Trung Quốc) và tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ triết học tại Đại học Cambridge (Anh) nhưng Kim Dung lại quyết định lựa chọn con đường sáng tác văn chương.

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp đầu tiên, “Thư kiếm ân cừu lục”, được Kim Dung đăng tải trên Hương cảng tân báo vào năm 1955. Cuốn tiểu thuyết được chú ý và ông tiếp tục viết tiếp “Bích huyết kiếm”. Thành công của “Bích huyết kiếm” đã thôi thúc Kim Dung viết một loạt tiểu thuyết kiếm hiệp lừng danh khác như: Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên đồ long ký, Tuyết sơn phi hồ, Hiệp khách hành… Những tác phẩm này đã đưa tên tuổi Kim Dung lên vị trí “minh chủ” của dòng văn học kiếm hiệp đồng thời mang lại cho ông vị trí là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất văn học Trung Quốc hiện đại.

Ngoài sáng tác văn chương, Kim Dung còn thành công trong lĩnh vực báo chí. Sau khi làm phóng viên cho nhiều tờ báo, ông đã cùng bạn tự thành lập nên tờ Minh Báo năm 1959, vừa viết tiểu thuyết vừa viết các xã luận.

Năm 1972, sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến và các nhà làm phim bắt đầu chuyển các cuốn tiểu thuyết thành phim truyền hình.

Tại Việt Nam, sức ảnh hưởng của Kim Dung là hết sức to lớn, đặc biệt là ở miền Nam. Đã có nhiều nhà văn nổi tiếng tham gia bình luận Kim Dung như Bùi Giáng, Bửu Ý và công phu nhất là Đỗ Long Vân với loạt bài “Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung”.

Cùng chuyên mục
Tin khác