John Gutfreund - huyền thoại 'Trò bịp Phố Wall' qua đời

Hồ Mai - 10/03/2016 12:15 (GMT+7)

(VNF) - Wall Street Journals đưa tin, John Gutfreund, người được biến đến là nhân vật huyền thoại trong cuốn tự truyện nổi tiếng "Trò bịp Phố Wall" (Liar's Poker) của Michael Lewis, đã qua đời vào ngày 9/3.

"Liar's Poker" (Trò bịp trên Phố Wall) được xem là cuốn hồi ký của chính Michael Lewis về 4 năm làm việc tại Ngân hàng Salomon Brothers, trong vai trò một tay buôn trái phiếu trong thập niên 1980. Lewis đã chứng kiến và ghi lại nhiều biến động trong khoảng thời gian 1984 - 1987, thời kỳ mà thị trường được dẫn dắt bởi những kẻ đầy lòng tham, tính liều lĩnh và sự dối trá. Ở đó, Phố Wall hiện lên như "một con đường mà đầu này là một dòng sông và đầu kia dẫn thẳng về nghĩa địa".

Những nhân vật nổi tiếng ở Phố Wall như Michael Milken, người đã phát triển loại trái phiếu có lãi suất cao nhưng đầy rủi ro, nhà đầu tư Warren Buffett, nhà phân tích chứng khoán Bill Simon, Lewis Ranieri - người đứng đầu phòng thế chấp của Salomon Brothers và John Gutfreund - Giám đốc điều hành Salomon Brothers đều xuất hiện trong cuốn sách này.

Giám đốc điều hành John Gutfreund đã biến Salomon Brothers trở thành một "cường quốc kinh doanh" tại Phố Wall, và những câu chuyện của ông trong ngành tài chính giành được sự ngưỡng mộ của những người làm trong ngành ngân hàng trong nhiều thập kỷ. 

Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, John Gutfreund được xem là "ông vua Phố Wall". Tuy nhiên, ông đã phải từ chức vào năm 1991 khi Salomon Brothers trải qua một vụ sai phạm nghiêm trọng trong việc mua trái phiếu kho bạc của Bộ Tài chính Mỹ. Khi đó, Warren Buffett bất đắc dĩ phải đứng ra làm chủ tịch kiêm CEO của Salomon trong 9 tháng và đã giúp Salomon đạt được một thỏa thuận với Chính phủ Mỹ trước khi ông từ chức vào năm 1992. Sau đó, Salomon đã được bán cho ngân hàng Citigroup.

Salomon Brothers, thành lập năm 1910, là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất Phố Wall trong thập niên 1980. Đây cũng là nơi khai sinh cụm từ "chứng khai hỏa" -  mầm mống của khủng hoảng tài chính.

Vào những năm 1980, công việc kinh doanh trái phiếu của Salonmon tăng trưởng vượt bậc và còn được xem như là một đối tác tin cậy nhất của Chính phủ Mỹ. 

Nhưng kể từ thời điểm này, Salomon bắt đầu cho thấy dấu hiệu tự mãn và sự lỏng lẻo trong việc quản lý của ban lãnh đạo công ty là nguyên nhân tạo ra những sai lầm nghiêm trọng.

Vụ sai phạm của Salomon xuất phát từ người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu chính phủ - Paul Mozer. Trong khi luật của Bộ Tài chính Mỹ hạn chế mỗi ngân hàng chỉ có quyền thắng tối đa 35% giá trị lệnh đặt mua trái phiếu chính phủ, nhưng Mozer khôn ngoan đã tìm ra kẻ hở. Mặc dù phần thắng thầu bị hạn chế dưới 35%, nhưng phần đấu giá thì lại không. Vì vậy, tháng 6/1990, Mozer đã đặt lượng thầu gấp đôi giá trị ban đầu. Dù bị hạn chế phần thắng thì sau khi chia tỷ lệ, Salomon vẫn nhận được phần thắng rất lớn. 

Tuy nhiên, trò bịp này của Mozer cũng bị Bộ Tài chính Mỹ phát hiện. Lãnh đạo Salomon khi đó yêu cầu Mozer dừng hành động. Nhưng Mozer đã đi xa hơn nhiều so với những gì mà Salomon biết. Tại cuộc đấu giá tháng 7/1990 và một lần khác vào tháng 8/1990, Mozer đã thắng với một tỷ lệ đáng kinh ngạc bằng cách đấu giá thay những khách hàng mà trên thực tế không hề ủy quyền cho Mozer.

Ban lãnh đạo Salomon đã mở cuộc họp và nhất trí sai lầm của Mozer phải được vạch trần nhưng lại không quyết định ai sẽ làm việc đó và vào khi nào. Điều kinh ngạc hơn là Mozer vẫn giữ chức vụ quản lý bộ phận trái phiếu chính phủ. 

Tiếp tục dùng mánh khóe cũ, đỉnh điểm vào tháng 5/1991, Mozer đã giành tổng giá trị thắng cuộc là 10,6 tỷ USD, tương đương 87% cả gói thầu. Điều này dẫn đến những công ty khác không thể mua trái phiếu và một vài ngân hàng đã phá sản và gây nên một làn sóng tranh giành trái phiếu tại Phố Wall và khiến giá cả tăng vọt. 

Ban lãnh đạo mặc dù đã biết sai phạm của Mozer từ lâu nhưng vẫn để anh ta tiếp tục tại vị và đi xa hơn nữa. Sự chần chừ của lãnh đạo trong vụ Mozer dẫn đến thất bại lịch sử của Salomon Brothers.

Theo Theo WSJ
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.