'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau 2 năm chuyển công tác, vợ chồng ông Phan Long quyết định tìm mua căn hộ gần nơi làm việc để thuận tiện đi lại. Thương thảo với người bán và chuẩn bị sẵn hồ sơ vay vốn ngân hàng từ đầu năm, nhưng mãi đến giữa tháng 5, ông mới ký kết hợp đồng vay tiền do một số vấn đề từ phía người bán nhà.
Hai vợ chồng cứ ngỡ chỉ vay 1,85 tỷ đồng từ ngân hàng, nhưng đến khi ký xong hợp đồng tín dụng và giấy tờ giải ngân, ông được nhân viên tư vấn đưa thêm một hợp đồng cho vay 20 triệu đồng để thanh toán phí bảo hiểm.
“Vợ chồng tôi giật mình, hỏi bảo hiểm gì mà phải vay đến 20 triệu đồng. Nhân viên tư vấn cho biết khoản này là bắt buộc. Thế là vợ chồng tôi ký luôn để kịp giải ngân, vì lúc đó đã cuối giờ làm việc của ngân hàng”, ông nói với Zing.
Với gói bảo hiểm 20 triệu đồng có thời hạn 5 năm, khoản nợ ngân hàng của ông Long tăng thêm 20 triệu đồng, với mức lãi suất tương tự khoản vay 1,85 tỷ, tức 9,2%/năm trong năm đầu tiên. Quyền lợi bảo hiểm là hơn 133 triệu đồng trong trường hợp tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, đồng thời được hỗ trợ mai táng 5 triệu đồng và hỗ trợ nuôi con ở mức 5 triệu đồng/người.
Trong khi đó, nếu mua trực tiếp gói bảo hiểm nhân thọ này từ công ty bảo hiểm, ông có thể thanh toán phí bảo hiểm bằng tiền mặt có sẵn, không cần tính đến lãi suất vay hay phí trả nợ trước hạn lên đến 3%.
Chưa kể, người được thụ hưởng bảo hiểm thứ nhất là ngân hàng. Cụ thể, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ ưu tiên thanh toán tổng dư nợ thực tế cho ngân hàng trước, số tiền bảo hiểm còn lại (nếu có) mới được chi trả cho ông hoặc người thừa kế hợp pháp. Nói cách khác, đây là bảo hiểm khoản vay đối với ngân hàng.
Phản ánh với Zing, ông Long cho rằng nhân viên của ngân hàng không tư vấn cho ông về giá trị, quyền lợi và điều kiện thanh toán của các sản phẩm bảo hiểm để vợ chồng ông chọn mua, mà chỉ đưa ra một văn bản yêu cầu ông ký với các điều khoản đã in sẵn. Đồng thời, văn bản này xuất hiện khi ông cần giải ngân gấp, với lời khẳng định là quy định bắt buộc từ phía ngân hàng.
“Khi vay vốn mua căn nhà khác cách đây mấy năm, tôi cũng được ngân hàng cho biết phải mua bảo hiểm cháy nổ thì mới được vay tiền. Vậy nên lần này tôi mặc nhiên ký mà không tìm hiểu kỹ, chứ đã không có tiền mới đi vay, tự dưng tôi vay thêm để mua bảo hiểm làm gì”, ông Long nói.
Mới đây, khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 7928/NHNN-TTGSNH, yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp ngân hàng ép, bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng, ông mới vỡ lẽ.
Trong buổi làm việc với phó giám đốc phòng giao dịch ngân hàng nơi ông vay vốn, ông yêu cầu ngân hàng hủy bỏ gói bảo hiểm và tất toán khoản vay 20 triệu. Bởi tính đến tháng 11, số tiền lãi ông nộp cho khoản vay này là 900.000 đồng.
Tuy nhiên, đại diện phía ngân hàng khẳng định nhân viên không làm sai, đề nghị ông Long cung cấp bằng chứng bằng văn bản (email, tin nhắn) cho thấy nhân viên tư vấn việc mua bảo hiểm là bắt buộc.
“Khoản vay 20 triệu này ngân hàng không bắt ép, anh ký là tự nguyện. Về giấy tờ, anh phải đọc kỹ mới ký được. Tôi cam đoan P. (nhân viên ngân hàng - PV) không bao giờ ép buộc anh mua”, người này nhấn mạnh với ông Long.
Mặc dù vậy, sau thời gian đôi co, ngân hàng đã đồng ý tất toán khoản vay 20 triệu đồng kèm 900.000 đồng tiền lãi ông đã đóng.
Ông Phan Long không phải trường hợp duy nhất tố bị ngân hàng ép mua bảo hiểm. Mới đây, ông Hữu Quý (30 tuổi, TP.HCM) vay 550 triệu đồng để mua nhà cũng được tư vấn vay thêm 16 triệu để mua bảo hiểm.
“Họ cho tôi 2 lựa chọn: mua bảo hiểm nhân thọ 1 năm hoặc mua bảo hiểm khoản vay. Thực ra tôi chẳng quan tâm khoản này, chỉ muốn xong việc để vay tiền mua nhà thôi. Nhưng họ nói thẳng là nếu không mua bảo hiểm thì không duyệt hồ sơ vay. Bạn bè tôi đi mua nhà cũng gặp trường hợp này, nên tôi tưởng là bắt buộc”, ông chia sẻ.
Thậm chí, ông Sơn, một chuyên gia lâu năm trong ngành bảo hiểm, cũng rơi vào trường hợp này. Với nguyện vọng vay 1 tỷ đồng, ông được nhân viên tư vấn yêu cầu mua gói bảo hiểm 20 triệu đồng. Mặc dù ông chia sẻ đã có 7 hợp đồng bảo hiểm, ngân hàng vẫn từ chối cho vay.
Sau này, khi ông chấp nhận mua gói bảo hiểm 10 triệu đồng để được vay vốn, tư vấn viên của ngân hàng cho biết ông chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng.
Chia sẻ với Zing, bà Ngọc Hà, nhân viên một ngân hàng khẳng định, người bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm nhất sẽ trở thành “ngôi sao” của đơn vị, có thu nhập tốt và được cấp trên yêu mến. Do đó, mỗi người đều cố gắng bán càng nhiều càng tốt, dù đó không phải chuyên môn.
Nhân viên một ngân hàng khác, ông Thế Hải nói rõ hơn, với mỗi hợp đồng bảo hiểm, ông nhận được 20% hoa hồng, cao hơn các giao dịch khác.
“Hồ sơ vay vốn không kèm bảo hiểm thường khó được xét duyệt hơn, đặc biệt với những khách hàng không được đánh giá tài chính tốt. Về phần tôi, 2 hồ sơ liên tục không có bảo hiểm thì sẽ bị sếp gọi lên nói chuyện.
Do đó, chúng tôi thường nói là bắt buộc mua bảo hiểm để khách đồng ý ký tên. Nếu khách hỏi kỹ mới tư vấn, còn không thì cứ mập mờ. Tôi cũng thường chọn các sản phẩm bảo hiểm có giá trị thấp để khách vay không cân nhắc nhiều. Tâm lý chung là khách chỉ muốn làm hồ sơ nhanh để giải ngân nên họ cũng không để ý”, ông Thế Hải cho biết.
Trao đổi với Zing, ông Sơn cho rằng nếu không được quản lý nghiêm ngặt, tình trạng ngân hàng ép khách mua bảo hiểm sẽ khiến người dân hiểu sai về bảo hiểm, chỉ mua để được vay tiền mà không hiểu đúng quyền lợi
“Làm trong ngành, am hiểu quy định mà tôi còn bị ép mua bảo hiểm, chứng tỏ tình trạng này đang trở thành vấn nạn”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông cho biết, bán hàng qua ngân hàng (bancassurance) hiện là kênh phân phối chiến lược của ngành bảo hiểm. Ngân hàng cung cấp lượng lớn dữ liệu khách hàng tiềm năng và mạng lưới chi nhánh rộng khắp, giúp công ty bảo hiểm mở rộng thị trường.
“Cách đây 10 năm, tôi phải rất vất vả để thuyết phục ngân hàng hợp tác, vì khi đó bảo hiểm chưa có vị thế trên thị trường. Nhưng những năm gần đây, khi ngân hàng nhận thấy đây là hợp tác ‘béo bở’, họ lại chào hàng ngược lại chúng tôi”, ông chia sẻ.
Cụ thể, theo hợp đồng hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, thông thường ngân hàng được hưởng 100% doanh số năm đầu tiên, các năm sau tỷ lệ hoa hồng cũng khá lớn nghiêng về ngân hàng. Đơn cử, một ngân hàng phân phối bảo hiểm lâu năm cho công ty ông Sơn đang thu về trung bình mười mấy tỷ mỗi tháng.
Chưa kể, bảo hiểm bán kèm khi cấp tín dụng còn có giá trị là bảo hiểm khoản vay, giúp ngân hàng yên tâm cho khách vay tiền.
Nói về những bức xúc hiện nay của người tiêu dùng, ông Sơn cho rằng do khách bị ép mua khi chưa có nhận thức đúng đắn về bảo hiểm. Điều này xuất phát từ trình độ chuyên môn về bảo hiểm và kỹ năng tư vấn chưa cao của một bộ phận nhân viên ngân hàng.
Đây cũng là nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất khiến hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm vô tình trở thành phiền phức cho người tiêu dùng, ông khẳng định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.