'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Do ảnh hưởng bởi lịch sử và sự phát triển đô thị, TP. HCM - trước đây là Sài Gòn, dù đã có lịch sử hơn 300 năm (tính từ giai đoạn 1623- 1698 khi ông Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh chúa Nguyễn vào thành Gia Định tổ chức bộ máy chính quyền), luôn là nơi hội tụ của những người con từ mọi miền đất nước. Là miền đất của tứ xứ, TP. HCM mỗi dịp Xuân về, với hơn 10 triệu dân đến từ mọi miền đất nước, trong những khoảng khắc ngóng về cố hương luôn khao khát tìm lại món ngon bản xứ. Kết hợp với nhu cầu làm ăn thời hiện đại phải biếu- tặng cho đối tác, nhân viên, người thân… thì nhu cầu mua sắm Tết của người Sài Gòn tăng mạnh nhất so với các tỉnh thành khác trên cả nước.
Khảo sát do Tạp chí Đầu tư Tài chính thực hiện tại các cơ sở kinh doanh hàng Tết cho thấy, loại bán chạy nhất, mang lại doanh thu tốt nhất cho các chủ hộ kinh doanh chính là các mặt hàng nông sản, thực phẩm được giới thiệu là chuẩn vị quê nhà từ các địa phương. Nếu bánh, kẹo, trà, rượu, thuộc về phân khúc quà tặng hiện đại của các công ty, thì đặc sản địa phương là quà tặng thể hiện sự quan tâm, lễ nghĩa thân tình.
Bởi lẽ đó, Xuân về là mùa TP. HCM hội tụ đủ các sản vật ngon- lạ- quý- hiếm từ mọi miền, mọi quốc gia. Nếu các nhà kinh doanh siêu thị luôn dự trữ cho hàng bán Tết gấp 3- 5 lần ngày thường, thì các chủ kinh doanh đặc sản vùng miền, chuẩn bị hàng bán Tết gấp vài chục lần mức bình thường.
Trước tết 2 tháng, từ tháng 10 âm lịch, trên các shop bán hàng trực tuyến đã khởi động chào bán đặc sản của mọi miền đất nước. Tại những hội chợ thực phẩm, hàng tiêu dùng ở TP. HCM từ tháng 11/2022, các gian hàng đã trưng bày các mẫu hộp quà Tết được đầu tư mẫu mã bắt mắt kèm câu chuyện sản phẩm thú vị để thu hút khách.
Từ Long An, các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu về TP. HCM các loại lạp xưởng tươi trứng muối, rượu Gò Đen, mắm còng Cần Giộc, bánh tráng sa tế, gạo nàng thơm Chợ Đào… Từ Bến Tre đổ về thành phố không thể thiếu bánh tét lá cẩm, bánh phồng nếp Sơn Đốc, rượu dừa làm từ nước dừa tươi nguyên chất lên men, mứt dừa với đủ các hương vị, bánh tráng Mỹ Lồng… Hộp quà Tết của doanh nghiệp từ Thanh Hóa có nước mắm truyền thống, chà bông, kho quẹt, thịt chưng. Đặc sản Quảng Ngãi giới thiệu vào phiên chợ ở TP. HCM cá bống sông Trà, mạch nha, cơm cháy chà bông, đường phổi, mắm cái … Bình Định giới thiệu loại đặc sản được công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) là dầu phộng, nước mắm, rượu, bánh tráng, trà dung, trà nụ…
Đặc sản phía Bắc dịp Tết này đang phổ biến là nấm hương Sapa, bún ngô Lạng Sơn, măng nứa Sơn La, khoai sâm và bún phở Tả Lủng (Hà Giang), mật ong bạc hà Đồng Văn, mận ủ truyền thống Hoàng Su Phì… Chọn lựa theo phong cách riêng, nhiều bà nội trợ chọn thực phẩm dùng trong gia đình, mà cũng là quà biếu tặng cho các đối tác, người thân dịp Tết này là cá suối, lạp sườn hun khói và thịt trâu gác bếp theo phong cách ẩm thực Tây Bắc hoặc niêu cá kho làng Vũ Đại, măng vầu Bắc Kạn…
Ngoài nông sản chế biến của các vùng núi, các món bánh mứt đặc trưng đều được bày bán phong phú trên nhiều kênh chợ phiên, siêu thị hoặc trực tuyến. Bánh chưng, bánh dầy Phú Thọ; cao lầu khô, bánh tráng Đại Lộc (Quảng Ngãi); mứt gừng Kim Long chế biến theo công thức của ngự trù cung đình Huế xưa, hạt Kơ Nia (Đắk Lắk)…
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), nông sản, thực phẩm Việt luôn được nhớ tới đầu tiên trong mỗi dịp tết. Nông sản Việt Nam rất ngon, đặc biệt, khi được các đơn vị kinh doanh “khoác áo mới”, nông sản sẽ tăng giá trị và trông rất thanh lịch, cao cấp. Ví dụ như các loại trái cây khi áp dụng công nghệ đã cho ra đời món mứt trái cây sấy vẫn giữ được vị ngon và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Bánh chưng truyền thống được nâng cấp thành hộp bánh vuông vức được đóng gói bao bì đẹp, dùng màng bọc thực phẩm và công nghệ hút chân không giúp bảo quản bánh, có thể giữ lâu cả tháng.
Trào lưu thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đã đẩy các loại quả, hạt sấy công nghệ chế biến lạnh thế chỗ món mứt truyền thống quá nhiều đường. Trái cây sấy với sắc màu đỏ- vàng- trắng- cam đẹp mắt cũng dần thế chỗ cho dĩa mứt cúng trên bàn thờ. Xu hướng healthy, kết hợp với nhu cầu đa khẩu vị, các nhà sản xuất làm trái cây sấy nhưng gia giảm thêm vị cay, mặn, hương chocolate, trà xanh matcha… Tụ hội gần như tất cả các loại trái cây mọi vùng miền, TP. HCM có đủ các loại trái cây sấy từ cả 3 miền Bắc- Trung- Nam như mận, cam, bưởi, thanh long, dâu, táo xanh, dứa, xoài, cóc, đu đủ, nhãn, sơri…
Rượu và bánh hộp nhập khẩu luôn hiện diện trong các giỏ quà Tết hàng chục năm qua. Đa số các dòng rượu vang đều đến từ các quốc gia như Ý, Pháp, Mỹ, Chile, Tây Ba Nha… Rượu làm cho giỏ quà tăng giá trị, chính vì thế mà hầu như bất cứ hộp quà hay giỏ quà Tết ngoại nhập nào cũng đều sẽ có một chai rượu trong đó. Đáng chú ý là, thị trường TP. HCM có thể cung cấp loại rượu giá chỉ dưới 50.000 đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Một số nơi cung cấp rượu theo dáng chai 12 con giáp, hoặc rượu vang lâu năm, rượu có số lượng hữu hạn trên toàn cầu…
Sau bánh, rượu, món phổ biến trong khoảng 3 năm gần đây là hạt dinh dưỡng với đủ loại bí xanh, hạt phỉ, óc chó, mắc ca, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt phủ chocolate… nhập từ Mỹ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Chilê, Tây Ban Nha, Ấn Độ…
Gần đây, biếu tặng thực phẩm tươi, thậm chí là hàng sống (tôm cua đang bơi) đang trở nên ngày càng phổ biến, cho dù giá không hề rẻ. Đó là bò Kobe (Nhật), bò Wagyu (Úc) bào ngư (Hàn Quốc), các món cá làm shashimi (Nhật), sò đỏ, cá thờn bơn, cá tuyết…Các doanh nghiệp đã chào thị trường các loại hộp quà làm sẵn như thăn vai bò Kobe của Nhật, thịt bò Úc, bào ngư xanh Úc,cá hồi Na Uy tươi có giá vài triệu đồng. Cao cấp hơn là tôm hùm Alaska, ốc vòi voi, cua lông…nhận đặt theo nhu cầu.
Sau thực phẩm tươi, là thực phẩm nhà hàng được chế biến sẵn làm quà tặng. Có thể kể đến món đùi heo muối Tây Ban Nha, sườn cừu New Zealand, xúc xích Nga, cùng với lườn ngỗng hun khói, thịt cua Hoàng Đế, cá khô kiểu Nga, cánh ngỗng xông khói, pa tê gan ngỗng, trứng cá tầm đen, xúc xích salami…
Tại các cửa hàng chuyên về thực phẩm ngoại nhập, có hẳn các quầy dành riêng cho hàng nhập theo xuất xứ Châu Âu- Nhật- Mỹ- Úc- Hàn- Đài Loan…Các cửa hàng này cung cấp quà tặng theo ý nghĩa may mắn, hạnh phúc đầu năm, ví dụ các loại bánh truyền thống như trứng muối, bánh Mochi, bánh đậu đỏ, bánh mứt thơm, bánh tuyết, bánh bông lan Pháp, pancake Ý…
Khác với siêu thị, chợ Tết mang lại cảm xúc nhộn nhịp, tất bật cho người dân khi hàng ngàn món quà quê, đặc sản vùng miền được bày sẵn để người mua có thể nhìn, sờ chạm, nếm thử, hít hà hương vị xa xưa.
Một số chợ đặc sản nổi tiếng chuyên ẩm thực miền Bắc ở TP.HCM là Hòa Hưng (quận 10); chợ quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình), Xóm Mới (Gò Vấp); Ông Tạ (quận Tân Bình)…; còn tìm đặc sản miền Trung có chợ Bà Hoa (quận Tân Bình)…
Chuyên bán thực phẩm Bắc nổi tiếng nhất ở TP. HCM là khu vực Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Nếu vào siêu thị có thể dễ dàng mua các loại măng khô, thì chỉ có ở chợ này mới có thể tìm thấy măng lưỡi lợn, hoặc nếp cái hoa vàng, hoặc miến dong … Từ trong nhà lồng, lan ra các con đường ven chợ đều có các món đặc sản từ Bắc đưa vào hoặc do người Bắc làm tại Sài Gòn, mang đậm vị Bắc như thịt đông, giò thủ, dưa hành, chè kho, chè lam…
Kề với chợ Phạm Văn Hai còn có chợ lá dong mỗi năm chỉ họp 1 lần vào dịp Tết. Chợ nằm ngay góc ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Chợ chỉ họp khoảng 10 ngày trước tết, và thời gian tấp nập nhất từ khoảng 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau. Chỉ có ở đây mới bày bán đủ loại lá dong tươi, lạt, khuôn cho những người muốn gói bánh chưng kiểu Bắc.
Để mua sản vật chuẩn vị miền Trung như củ nén, bánh tráng, bánh thuẩn, dừa khô, mắm cái, mằm cà, chả bò ... nổi tiếng nhất TP. HCM là chợ Bà Hoa (đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình). Củ nén có mùi thơm đặc trưng mà hễ nấu mì Quảng, hay làm nước chấm mắm cái thì không thể thiếu nó. Đây là ngôi chợ hiếm hoi trong TP. HCM bán mì quảng thái tay với lớp dầu phộng đặc trưng, hay bánh ướt phết dầu phộng- hành- hẹ, bánh đập chấm mắm cái cay ngót lưỡi. Bánh thuẩn ở chợ Bà Hoa luôn là bánh mới, các sạp đổ khuôn đến đâu là bán ngay đến đó, nên bánh luôn mới, quyện với vị thơm càng hấp dẫn người đi chợ Tết.
Sài Gòn thuộc phương Nam, chợ nào cũng tràn ngập các loại đặc sản miền Nam. Nhưng chợ Campuchia trong con hẻm nhỏ đường Lê Hồng Phong (quận 10), nổi trội hơn bởi những món khô, món mắm đặc sản các nơi khác ít có, chẳng hạn như khô nhái, khô cá trèn, khô cá tra Biển Hồ. Khô cá sặc Campuchia không quá mặn, cá tươi phơi độ khô vừa tới. Khô tra phồng Biển Hồ, có đặc trưng là phần mỡ vàng và thơm, khi chiên lên, miếng khô sẽ phồng to. Mắm Bo Chóc thơm dậy mùi có thể dùng nấu lẩu hay chế biến các món theo khẩu vị riêng.
Ở TP. HCM người Hoa sống nhiều ở các quận 5,6 và 11. Ngày tết ở các chợ khu vực có đông người Hoa sinh sống như Bình Tây, Kim Biên, Thủ Đô, An Đông, chợ Thiếc… sẽ có những đặc sản ít nơi bán như lạp vịt, lạp xưởng gan là 2 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình người Hoa. Bên cạnh đó là bánh trái lựu (bánh tài lôc), như những quả lựu khoe cánh màu đỏ, vỏ màu vàng, bọc giấy đỏ. Bánh củ cải tôm khô, bánh tổ màu vàng mượt, bánh đường tạo hình quả đào tiên, bánh phát tài làm từ bột lên men, nở phồng ra hình hoa như bánh bông lan… Giống như đúng tên gọi của mình, mỗi loại bánh có một ý nghĩa khác nhau. Bánh tài lộc, bánh phát tài mong ước một năm mới tài lộc, may mắn, an khang cho con cháu. Bánh đường hình đẹp, có thể để thờ rất lâu trên bàn thờ tổ tiên. Bánh tổ thì màu vàng, mượt, gọi theo tiếng Hoa còn được gọi là “bánh dính”, mong con cháu gia đình sẽ gắn kết lại với nhau…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.