Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ghi nhận những ngày cuối năm cho thấy, giá cho thuê nhà phố kinh doanh vẫn neo ở mức cao, đặc biệt là khu vực trung tâm và không có xu hướng điều chỉnh.
Liên hệ với một nhóm môi giới chuyên cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Tp.HCM được biết, giá thuê chưa có dấu hiệu điều chỉnh vào cuối năm nay. Một số mặt bằng khó cho thuê chủ nhà đã “xuống nước” khi giảm số tháng cọc, hoặc giãn tiến độ thanh toán tiền cọc; một số khác giảm nhẹ giá thuê xuống1-2 triệu đồng/tháng, nhưng số lượng này không nhiều. Đa số chủ nhà vẫn để giá thuê bằng hoặc cao hơn so với giá người thuê trước thuê. Thậm chí, có một số mặt bằng, khi môi giới liên hệ ngỏ ý giảm giá thuê, chủ nhà không muốn “tiếp chuyện”.
Anh V, một môi giới chuyên cho thuê nhà phố khu trung tâm Tp.HCM cho biết, mặt bằng giá thuê vẫn neo cao. Mức độ giảm giá chỉ diễn ra ở một số chủ nhà nhất định (có thương lượng giảm 5-10%), mức này không đại diện cho toàn thị trường chung. Hầu hết sự thương lượng này diễn ra ở các mặt bằng diện tích nhỏ 50-80m2, đã bị trống trong thời gian khá lâu. Tuy nhiên, giá giảm này cũng chỉ diễn ra cố định từ 6-8 tháng, sau đó chủ nhà vẫn “hợp đồng” điều chỉnh tăng giá.
Lý giải nguyên nhân mặt bằng nhà phố trống khách lâu, nhưng giá không giảm, ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM cho hay, hiện các chủ mặt bằng kinh doanh khu trung tâm TP khó chấp nhận việc giá thuê giảm hơn mức giá năm 2019 (trước dịch). Bên cạnh đó, chủ mặt bằng trung tâm đa số là những người có tiềm lực tài chính mạnh, nếu khó khăn kẹt tiền thì kẹt nhiều, cần thì bán luôn tài sản mới đủ xử lý công việc, chứ nguồn thu từ hoạt động cho thuê không hẳn mang tính sống còn.
Theo đó, họ là người có cái tôi rất lớn, không thích cảm giác “bị ép”. Tỷ suất lợi nhuận cho thuê của nhà mặt tiền trung tâm cũng thấp, chỉ dưới 2%/năm. Chẳng hạn, căn nhà mặt tiền quận 3 có ía 40 tỷ cho thuê 65 triệu đồng/tháng; nhà mặt tiền quận 1 giá 42 tỷ cho thuê 50 triệu đồng/tháng…. Trong khi mục đích chính sở hữu nhà mặt tiền ở các trục đường chính quận trung tâm là để giữ tài sản, khẳng định giá trị bản thân dựa vào vị trí, độ khan hiếm của bất động sản. Do đó, khi bị trả với mức giá thấp hơn trước đây cho thuê thì họ thà để không hoặc chỉ chấp nhận giảm rất ít.
“Dự báo, mặt bằng trống cho thuê còn tăng do bên đi thuê và bên cho thuê vẫn chưa “khớp lệnh” nhau về giá cho thuê”, ông Kiên nhấn mạnh.
Trong khi đó, các mặt bằng bán lẻ khối đế hoặc mặt bằng quy mô lớn đến từ các thương hiệu tại khu trung tâm Tp.HCM thì tỉ lệ lấp đầy vẫn khá ổn định. Báo cáo mới đây của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) chỉ ra, thị trường bán lẻ tiếp tục khởi sắc - Nhu cầu về bất động sản thương mại bán lẻ sẽ ngày càng gia tăng. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2022. Theo đó, bất động sản thương mại bán lẻ tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Tp.HCM với công suất thuê tương đối ổn định.
Theo Vars, nhu cầu bất động sản thương mại bán lẻ, với các chủng loại sản phẩm mới, thương hiệu mới sẽ ngày càng gia tăng. Kinh tế phục hồi, tăng trưởng dân số với số lượng ngày càng nhiều người gia nhập tầng lớp trung lưu sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng trưởng. Sự bùng nổ của thế hệ Millennials-Z với xu hướng nâng cao tiêu dùng, sẵn sàng chi nhiều hơn cho bản thân, đặc biệt là cho các thương hiệu cao cấp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.