Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kế hoạch này được Bộ Giao thông Vận tải áp dụng cho cả đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy nội địa.
Trong vản bản dự thảo này, các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 không tổ chức hoạt động vận tải. Tuy nhiên, các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.
Với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới, vận tải hành khách được phép hoạt động bình thường, Bộ Bộ Giao thông Vận tải đưa ra hai phương án.
Phương án 1, hành khách đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 phải thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K” và quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Phương án 2, hành khách đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K”. Trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện, có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng. Người đã mắc và khỏi bệnh Covid-19 phải có giấy xác nhận khỏi bệnh không quá 6 tháng, người có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 72 giờ.
Đối với hoạt động vận tải xe khách liên tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 ngày. Cụ thể, giai đoạn 1 là các tuyến được khai thác tối đa 40% số chuyến đã cấp phép, mỗi xe chở không quá 50% số ghế. Giai đoạn 2 tăng tần suất khai thác tối đa 60% cho mỗi tuyến; giai đoạn 3 khôi phục tần suất 80% và sau đó trở lại bình thường hoàn toàn ở giai đoạn 4.
Đối với hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất dần nối lại theo 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 10 ngày, nhưng có 2 phương án. Ở phương án 1, trong giai đoạn đầu tiên mỗi hãng được khai thác tối đa 50% số chuyến bay so với thời điểm bình thường và giãn cách ghế trên máy bay. Ở giai đoạn 2, tăng lên tối đa 70% và giãn cách ghế; giai đoạn 3 vẫn khai thác tần suất tối đa 70% nhưng bỏ giãn cách ghế và ở giai đoạn 4 là khôi phục hoàn toàn.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết ở phương án 2, giai đoạn 1 và 2 áp dụng như phương án trên, tới giai đoạn 3 sẽ nới lỏng hơn khi cho phép các hãng khôi phục hoàn toàn tần suất bay bình thường.
Đối với ngành đường sắt cũng được chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 ngày. Cụ thể, giai đoạn 1 khôi phục 50% tần suất chạy tàu so với bình thường, giãn cách khách trên tàu; giai đoạn 2 tần suất tối đa 70% và giãn cách khách; giai đoạn 3 vẫn tần suất như giai đoạn 2 nhưng bỏ áp dụng giãn cách trên tàu và ở giai đoạn 4 là khai thác trở lại bình thường.
Đối với đường thuỷ, các tuyến tàu chở khách từ đất liền ra đảo và ngược lại, tàu chở khách đường sông, các giai đoạn chia theo chu kỳ 10 ngày. Theo dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 1 cho phép khai thác tối đa 50% số chuyến so với bình thường, giãn cách khách trên tàu và giai đoạn 2 khôi phục tần suất tối đa 70%. Cuối cùng là giai đoạn 3 khôi phục trở lại bình thường.
Xem thêm: Chính phủ sắp chốt thời hạn bắt buộc lắp camera lên xe khách, xe tải
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.