'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, kể từ ngày 1/7/2021, các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo sẽ phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ngày 14/6 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị lùi thời hạn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên phương tiện kinh doanh vận tải, qua đó gián tiếp lùi thời hạn thực thi quy định lắp camera nói trên.
Cụ thể, Bộ kiến nghị từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo (lùi 6 tháng). Từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (lùi 12 tháng).
Lý do của việc trì hoãn này, theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, là để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, mặc dù vận tải hành khách có sự sụt giảm nhưng vận tải hàng hóa thậm chí lại còn tăng trưởng trong dịch.
Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vận tải hàng hóa tháng 5/2021 ước tính đạt 139,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,8% so với tháng trước và luân chuyển 30,1 tỷ tấn.km, tăng 2,7%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 739 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 8%) và luân chuyển 146,2 tỷ tấn.km, tăng 11,2% (cùng kỳ năm trước giảm 7,5%).
Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất lùi là không phù hợp. Các doanh nghiệp vận tải không muốn lắp camera và đang cố gắng lấy lý do dịch giã để trì hoãn chủ yếu là do doanh nghiệp vận tải ngại bị cơ quan quản lý nhà nước giám sát hơn là lý do kinh tế.
Các chuyên gia cũng cho rằng nghị định ra từ tháng 1/2021, hiện đã có 18 tháng để chuẩn bị và đã có khoảng 10% doanh nghiệp lắp camera, việc trì hoãn là bất công cho những đơn vị đã chủ động tuân thủ, đồng thời tạo tiền lệ xin trì hoãn, nghe ngóng đến phút cuối mới thực hiện, không chỉ với vấn đề này mà còn nhiều vấn đề của các ngành, lĩnh vực khác.
Mặt khác, lấy lý do kinh tế để trì hoãn vấn đề thuộc về an ninh an toàn là không hợp lý... Nếu là lý do kinh tế thì hướng hỗ trợ nên là về kinh tế, chẳng hạn miễn, giảm, giãn thuế, không thể vì khó khăn kinh tế thì có thể giảm bớt, trì hoãn các yêu cầu về an ninh an toàn.
Chiều 30/6, UBND TP.Hải Phòng cho biết, Sở GTVT TP.Hải Phòng đã yêu cầu Công ty TNHH TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức giao nộp ngay phù hiệu xe chạy tuyến cố định của 3 phương tiện: 15B - 029.89, 15B - 041.10 và 15B - 036.84 chạy tuyến vận tải khách cố định từ Bến xe Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) đi Bến xe Ngã tư Ga (TP.HCM).
UBND TP.Hải Phòng cũng giao Thanh tra Sở GTVT căn cứ chức năng nhiệm vụ, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các quy định pháp luật, tiến hành thanh tra toàn diện Công ty TNHH TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Lý do là xe khách chạy tuyến Bắc - Nam, biển số 15B - 036.84, thuộc Công ty TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức đã thực hiện “chui” 4 lượt đi từ TP.Hải Phòng vào TP.HCM từ 9 - 23.6 mà không ra vào Bến xe Vĩnh Bảo theo đăng ký. Ngày 23/6, 3 lái xe, phụ xe (trú tại Thái Bình) của xe khách trên được phát hiện nhiễm Covid-19. Đến nay, Hải Phòng đã ghi nhận 10 ca nhiễm Covid-19, còn Thái Bình ghi nhận 7 bệnh nhân, trong đó có lái xe, phụ xe và hành khách đi trên xe khách này.
UBND TP.Hải Phòng thậm chí đã yêu cầu Công an TP.Hải Phòng phối hợp với Công an tỉnh Thái Bình làm rõ vụ việc, nếu có căn cứ sẽ khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh với trường hợp xe khách chạy tuyến Bắc - Nam của nhà xe Trung Đức.
Theo các chuyên gia công nghệ, nếu có hệ thống camera để giám sát, đo thân nhiệt hành khách, có thể hỗ trợ tốt cho công tác chống dịch, có thể giảm, tránh được các tình huống tương tự. Hiện nay, trên thị trường đã có một số loại camera ứng dụng công nghệ nhân tạo có thể phát hiện hành khách không đeo khẩu trang, đo thân nhiệt hành khách… Nếu các dữ liệu này được cảnh báo một cách đầy đủ lên hệ thống quản lý toàn quốc thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác chống dịch.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch; quản lý người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải liên tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19.
Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng cần đánh giá kỹ, rà soát lại tình hình dịch bệnh ở những địa phương có nguy cơ cao để tập trung lực lượng cho những tỉnh nguy cơ rất cao. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn rất kỹ, đánh giá nguy cơ rất cao dịch bệnh lây lan từ nơi này sang nơi khác qua hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh.
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trên cả nước gần 400.000 điểm quét QR-Code để thực hiện khai báo y tế điện tử, quản lý người đi, đến. Ngoài ra, Bộ TT&TT đã chỉ đạo xây dựng xong một số phần mềm quản lý, giám sát vận chuyển hành khách trên các phương tiện vận tải công cộng. Bộ TT&TT sẽ có ngay văn bản gửi Bộ GTVT khẩn trương hướng dẫn các nhà xe cài đặt các phần mềm này.
Ông Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đến nay, hoạt động vận tải hàng hóa cơ bản được vận hành thông suốt với việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR-Code để kiểm tra thông tin phương tiện vận tải, người lái xe.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là còn tình trạng các xe bắt khách dọc đường, không thực hiện khai báo y tế. Vì vậy, Cục Cảnh sát giao thông đề nghị ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, sử dụng camera hành trình giám sát toàn bộ chuyến đi trên xe…
Kết luận cuộc họp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xem xét giải pháp sử dụng mã QR trên thẻ BHYT, căn cước công dân, qua phần mềm khai báo y tế như Bluzone, NCOVI được cài đặt trên điện thoại thông minh cá nhân để thực hiện quản lý hành khách trên xe.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ TT&TT và Bộ Công an tập huấn, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra các nhà xe thực hiện cài đặt, sử dụng phần mềm quản lý, giám sát vận chuyển hành khách, chỉ những xe khách đã cài đặt phần mềm mới được hoạt động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.