Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại Hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 16/8, TS Cấn Văn Lực cho biết, mặc dù con đường phát triển tương đối gập ghềnh và trồi sụt nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi khá tích cực trong thời gian gần đây.
Ông dẫn chứng, tổng quy mô phát hành TPDN 7 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 183,02 nghìn tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, xu hướng mua lại TPDN cũng đã giảm dần, với khoảng hơn 38,4 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn trong nửa đầu năm 2024, giảm 64% so với cùng kỳ.
Nhận định về triển vọng thị trường TPDN trong thời gian tới, TS Cấn Văn Lực cho rằng thị trường sẽ phục hồi tích cực hơn nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ như tình hình kinh tế vĩ mô được dự báo khả quan, lãi suất thấp giúp giảm chi phí vốn từ phát hành trái phiếu cùng với những quy định, chiến lược hỗ trợ phát triển thị trường TPDN nói chung và thị trường TPX nói riêng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Minh, Phó Trưởng ban Quản lý đăng ký trái phiếu, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cho biết: “Tính đến ngày 28/06/2024, tổng giá trị TPDN đăng ký tại VSDC đạt khoảng 3,4 triệu tỷ đồng, tương đương 33,8% GDP. Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước trong khu vực như Malaysia (56,3% GDP) hay Singapore (38,9% GDP nhưng có thể thấy rằng sau thời gian dài ‘đóng băng’, thị trường TPDN bắt đầu ‘ấm lại’”.
Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng thị trường TPDN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cơ cấu nhà đầu tư TPDN tại Việt Nam còn khá mất cân đối. Theo thống kê, các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55% tổng giá trị TPDN lưu hành. Tiếp theo là các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư với khoảng 18%, nhà đầu tư cá nhân chiếm 15%, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí chỉ chiếm 9%, trong khi các tổ chức nhà nước sở hữu gần như không đáng kể, đại diện Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dẫn chứng.
Bên cạnh đó, khung pháp lý chưa đồng bộ và toàn diện, thiếu các quy định cụ thể về quản lý rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư cũng là yếu tố khiến thị trường TPDN chưa phát triển theo đúng tiềm năng. Chưa kể, chất lượng thông tin công bố của doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, thiếu các công cụ đánh giá tín nhiệm độc lập và đáng tin cậy còn nhà đầu tư cá nhân lại thiếu kiến thức và kỹ năng đánh giá rủi ro TPDN.
Ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN thừa nhận: Thị trường TPDN vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định. Việc cải thiện tính minh bạch, tăng cường quản lý và giám sát, cũng như nâng cao chất lượng tổ chức phát hành là những giải pháp cần thiết để khắc phục các tồn tại này. Chỉ khi đó, thị trường TPDN mới thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam, là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng đầu tư.
Đối với các giải pháp phát triển bền vững thị trường TPDN ở Việt Nam, ông Hòa cho rằng cần tập trung thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết; tăng cường vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan như các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng khuyến khích doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ chỉ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings, cho rằng ngoài minh bạch thông tin, chúng ta cũng cần tập trung thay đổi chính sách, khuyến khích sự tham gia của nhóm nhà đầu tư tổ chức.
“Hiện cơ sở nhà đầu tư TPDN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngân hàng thương mại và nhà đầu tư cá nhân. Còn các định chế tổ chức bao gồm công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trái, quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí và các công ty đầu tư tài chính còn tham gia rất hạn chế. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tế Việt Nam không nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ. Đây là kênh chúng ta phải nắn nếu không sẽ để lại hậu quả lớn”, ông Thuân nói.
Ngoài ra, đại diện FiinRatings cũng gợi mở về việc thành lập một số tổ chức cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng, trong đó có bảo lãnh trái phiếu được thực hiện ngoài các tổ chức tín dụng. Các định chế cung cấp dịch vụ bảo lãnh sẽ góp phần tạo chất xúc tác và niềm tin để các nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó kích thích phát triển cơ chế đầu tư và đưa dòng tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp vào kênh đầu tư dài hạn thay vì chỉ tập trung gửi tại ngân hàng như hiện nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.