Thực trạng trái phiếu doanh nghiệp: Chậm nhưng dần đi vào chiều sâu

Khánh Tú - 16/08/2024 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo nhận định của đại diện FiinGroup, thị trường TPDN đã "hạ cánh mềm" và tiềm năng phát triển trong tương lai 5 - 10 năm tới là rất lớn.

'Hạ cánh mềm'

Theo thống kê mới nhất của FiinGroup, tính từ đầu năm đến 13/8/2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thị trường sơ cấp đạt 240.000 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quy mô lưu hành đạt 1,21 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 11,7% GDP năm 2023.

Trong đó, về cơ cấu phát hành, dẫn đầu là trái phiếu ngân hàng với 136.500 tỷ đồng, chiếm 68% tổng giá trị phát hành. Theo sau là trái phiếu bất động sản đạt 43.200 tỷ đồng, chiếm 21,54%. Lãi suất danh nghĩa bình quân huy động ở mức 7,47%/năm trong 8 tháng 2024, giảm 66 điểm so với mức bình quân 8,13% của năm 2023. Kỳ hạn bình quân ở mức 3,8 năm cho 8 tháng 2024 và giảm so với mức bình quân 4,7 năm của 2023.

Số dư trái phiếu (cả gốc và lãi) đến hạn trong năm 2024 ở mức 315.000 tỷ đồng và năm 2025 đạt đỉnh ở mức 334.000 tỷ đồng. Riêng trái phiếu bất động sản thì số dư đến hạn năm 2024 hiện ở mức 60.000 tỷ đồng và năm 2025 ước tính ở mức 135.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội thảo “Làm sao để biết một trái phiếu 'đắt' hay 'rẻ'” ngày 15/8, ông Trần Phú Việt, Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Bộ phận Dữ liệu tài chính, FiinGroup nhận định: “Phát hành mới trên thị trường sơ cấp đang diễn ra chậm nhưng từng bước có chiều sâu hơn. Tình hình chậm trả đã giảm khá nhiều so với đỉnh điểm năm 2023, đặc biệt là trái phiếu bất động sản, do các nhà đầu tư và tổ chức phát hành đã chủ động tái cơ cấu nợ trái phiếu”.

Dự báo về triển vọng thị trường, chuyên gia của FiinGroup cho biết, trong thời gian tới, trái phiếu ngân hàng sẽ vẫn là nhóm chủ đạo dẫn dắt thị trường TPDN.

“Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức thấp (tương đương với thời điểm COVID-19), trái phiếu ngân hàng có thể là một kênh đầu tư để nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức có thể nhận được lợi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi, với thanh khoản tốt và sự đa dạng về các sự lựa chọn về kỳ hạn và lợi suất. Dự kiến trái phiếu ngân hàng sẽ chiếm khoảng 70% giá trị phát hành nửa cuối năm 2024”, ông Việt cho hay.

Trong khi đó, trái phiếu bất động sản cũng đã bắt đầu hồi phục nhờ một số có tiến độ pháp lý và trái phiếu hạ tầng có dấu hiệu khởi sắc.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup nhận định: “Sau thời gian trầm lắng, thị trường TPDN đã hạ cánh mềm đối với các trái phiếu cũ. Đặc biệt, trái phiếu bất động sản, năng lượng tái tạo và đang bước vào chu kỳ phát triển mới”.

Nói thêm về trái phiếu xanh, ông Thuân cho biết trái phiếu xanh, tín dụng xanh là xu hướng không thể đảo ngược tại Việt Nam và nhiều nước trong thời gian tới. "Sự vận động của thị trường sẽ góp phần hình thành chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý để từng bước hoàn thiện nền tảng sản phẩm này", ông nói.

Ông Thuân cũng lạc quan về tương lai dài hạn của thị trường trái phiếu. “Chắc chắn 5 – 10 năm nữa, thanh khoản và quy mô của thị trường trái phiếu sẽ lớn hơn nhiều so với thị trường cổ phiếu. Chúng tôi đã xem của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới rồi, vấn đề chỉ là chậm hay nhanh. Trái phiếu vẫn là kênh đầu tư tiềm năng, giúp đa dạng hóa cơ hội đầu tư cho mọi người”, ông nói.

Làm sao để biết một trái phiếu ‘đắt’ hay ‘rẻ’?

Mặc dù vậy, ông Thuân cũng cho rằng, đối với TPDN, quá trình chỉ mới bắt đầu không chỉ với nhà đầu tư tổ chức mà đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

Lý giải về nhận định này, ông cho biết, tại Việt Nam, đại bộ phận nhà đầu tư đã quen với khái niệm về sự “đắt” hay “rẻ”, “rủi ro” và “lợi nhuận” khi đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư trái phiếu, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân lại chưa quen với khái niệm mua và bán trước khi trái phiếu đến hạn. Ngoài ra, việc ước lượng giá trái phiếu khi mua bán lưng chừng cũng rất trừu tượng.

Theo ông Thuân, nhiều nhà đầu tư trái phiếu chưa ước lượng được giá trái phiếu khi mua bán lưng chừng.

Đại diện FiinGroup nhận định, TPDN tốt là trái phiếu có rủi ro tín dụng thấp, thanh khoản tốt, lợi suất đáo hạn (YTM) đạt kỳ vọng tương ứng với rủi ro. Mức giá của mỗi trái phiếu doanh nghiệp khi giao dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, cơ bản nhất là khả năng trả nợ của chính doanh nghiệp đó khi trái phiếu đáo hạn.

“Chính vì vậy, nhà đầu tư nên tìm kiếm TPDN theo lợi suất đầu tư kỳ vọng, tìm hiểu thông tin về trái phiếu (tài sản đảm bảo, cấu trúc dòng tiền cũng như kiểm tra thông tin về sức khỏe tài chính, rating và lịch sử chậm trả của tổ chức phát hành) và lựa chọn trái phiếu có chênh lệch lợi suất tương ứng với rủi ro tín dụng”, đại diện FiinGroup chia sẻ.

Trong khi đó, bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý quỹ PVI nhận định những khái niệm liên quan đến thị trường TPDN như đường cong lãi suất, giá sạch, giá bẩn, giao dịch thông thường, giao dịch repo hay những phương pháp tính toán như tổn thất tín dụng kỳ vọng, tổn thất tín dụng vỡ nợ,… là những thứ khó hiểu với nhà đầu tư cá nhân, thậm chí là cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay làm trong ngành tài chính.

"Do đó, những nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp chưa chuyên sâu về lĩnh vực này nên hoạch định kế hoạch về dòng tiền, xác định rõ khẩu vị rủi ro để cơ cấu và phân bổ tài sản theo hướng hợp lý. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các dịch vụ ratings, tham khảo các đánh giá xếp hạng tín nhiệm để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn", bà Giao kiến nghị.

Cùng chuyên mục
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.