Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Cụ thể, ngày 28/11 năm ngoái, Zimbabwe đã bắt đầu phát hành tiền trái phiếu có trị giá tương đương với đồng USD của Mỹ trong một nỗ lực nhằm giảm tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng.
Ở thời kỳ siêu lạm phát, đồng 100 tỷ Đôla Zimbabwe chỉ mua được 3 quả trứng - Ảnh: Reuters.
Việc phát hành tiền trái phiếu mệnh giá giá 2 - 5 USD vào thị trường diễn ra 1 năm sau khi chính phủ phát hành xu trái phiếu nhằm giảm bớt sự khan hiếm các loại tiền có mệnh giá nhỏ.
Khoảng thời điểm trước khi phát hành tờ tiền mới, kinh tế Zimbabwe tiếp tục suy giảm khi các ngân hàng bị thiếu tiền mặt, buộc những người gửi tiền phải ngủ qua đêm bên ngoài các chi nhánh để rút tiền.
Zimbabwe cũng lâm vào khủng hoảng khi Chính phủ phải hoãn trả lương nhân viên vài tháng. Bộ trưởng Tài chính - Patrick Chinamasa cũng từng cho biết họ có thể cắt giảm 25.000 công chức do không thể chi trả lương. Ngoài ra, Zimbabwe cũng nợ các tổ chức như IMF, World Bank, ADB khoảng 9 tỷ USD, và đã quá hạn 1,8 tỷ USD lẽ ra phải trả hồi tháng 6 trước đó.
Chính sự khan hiếm tiền USD nghiêm trọng đã buộc chính quyền của Tổng thống Robert Mugabe phải in "tiền thay thế".
Tuy nhiên đa số người dân phản đối việc lưu hành tiền trái phiếu bởi họ vẫn còn bức xúc trước việc đồng Zimbabwe bị khai tử vào năm 2009 do siêu lạm phát.
Trước đó khoảng 7 năm, quốc gia ở miền Nam châu Phi này đã sử dụng nhiều đồng tiền nước ngoài, trong đó có USD sau khi tỷ lệ lạm phát lên đến 500 tỷ % khiến đồng nội tệ trở nên vô giá trị.
Song song với đồng USD, người dân Zimbabwe còn dùng một số ngoại tệ khác như đồng Rand Nam Phi và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Sự chuyển đổi này đã giúp nền kinh tế Zimbabwe tương đối ổn định trước khi bắt đầu chao đảo trở lại do các chính sách của chính phủ ngăn cản các nhà đầu tư.
Theo thông tin VietnamFinance mới nhận được, vào đêm 14 rạng sáng 15/11 nghi vấn đảo chính tại Zimbabwe bắt đầu khi nhiều xe tăng, xe bóc thép quân đội nước này di chuyển ở thủ đô Harare và có loạt tiếng súng nổ gần tư dinh của Tổng thống Mugabe ở ngoại ô.
Nghi vấn đảo chính nổ ra giữa lúc tại Zimbabwe đang có những mâu thuẫn giữa quân đội và Tổng thống Mugabe. Ông Mugabe vừa mạnh tay cách chức Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa với cáo buộc âm mưu tiếm quyền. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối từ quân đội.
Tuy nhiên, ngay sau đó, quân đội Zimbabwe lên truyền hình tuyên bố không đảo chính quân sự và Tổng thống Robert Mugabe vẫn an toàn.
Theo tuyên bố của đại diện quân đội là Tướng SB Moyo, Tổng thống Mugabe cùng gia đình đều được đảm bảo an toàn. Các diễn biến gây hoang mang về một cuộc đảo chính được quân đội giải thích là nhằm vào "những phần tử tội phạm" xung quanh Tổng thống Mugabe.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.