(VNF) - Thị trường carbon không chỉ hướng đến việc bảo vệ môi trường mà còn mang lại nguồn lợi to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và đông đảo người dân.
Những cánh rừng ngoài việc bảo tồn tài nguyên và giúp người dân sinh kế nay còn có thể kiếm thêm hàng triệu đô la từ quá trình quang hợp của cây - thải khí ôxy, hấp thụ khí carbonic. Năm 2023 hơn 41 triệu USD đã được Ngân hàng Thế giới chi trả cho các hộ trồng rừng ở sáu tỉnh Bắc Trung Bộ nhờ vào việc mua tín chỉ carbon từ rừng.
Thương vụ lớn đầu tiên
Đây là thương vụ được Việt Nam ký kết với Ngân hàng Thế giới vào tháng 10-2020, với điều kiện nước ta sẽ giảm 10,3 triệu tấn khí thải carbon từ sáu tỉnh nói trên đến năm 2025. Đổi lại chúng ta sẽ nhận được tổng cộng 51,5 triệu USD, tức mỗi tín chỉ carbon sẽ được mua với giá 5 USD (mỗi tín chỉ bằng 1 tấn CO2).
Kể cho chúng tôi về câu chuyện người trồng rừng nhận 41 triệu USD, TS Nguyễn Quốc Trung, Trung tâm Bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam), coi đây là những viên gạch đầu tiên của thị trường tín chỉ carbon. Đây cũng là định hướng quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (net zero).
Cũng theo TS Trung, cuối tháng 12-2023, Bộ NN&PTNT cho biết đã chuyển giao xong 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới. Điều này có nghĩa là số tiền còn lại 10,3 triệu USD, tương đương 249 tỉ đồng sắp được Ngân hàng Thế giới hoàn tất thanh toán cho Việt Nam.
Cũng vì mục tiêu này mà không phải ngẫu nhiên trong Luật Bảo vệ môi trường hiện nay quy định một nội dung đại ý là ai gây hại cho môi trường thì phải đền trả lại. Đây cũng chính là nguyên tắc hoạt động của thị trường carbon.
TS Trung cho biết để đạt được mục tiêu net zero, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực như năng lượng, GTVT, nông nghiệp, quản lý chất thải… và giao chỉ tiêu hấp thụ khí nhà kính cho lĩnh vực lâm nghiệp.
Vì thực tế lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu hấp thụ carbon rừng, tạo sự cân bằng với giảm phát thải.
Theo ước tính của TS Lê Xuân Nghĩa (thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh), chỉ tính riêng 4,26 triệu ha rừng ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, nếu được ký kết thỏa thuận mua bán tín chỉ carbon giai đoạn 2022-2026 thì sẽ có thêm nguồn thu hơn 1.180 tỉ đồng (ước tính khoảng 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu 10 USD/tấn).
Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Theo đó đến năm 2026 sẽ tạo ra được 6,1 triệu tín chỉ carbon rừng được xác minh và phát hành cho giai đoạn 2018-2025. Với giá bán hiện nay thì sẽ mang lại cho người dân tỉnh Quảng Nam nguồn thu 110-130 tỉ đồng/năm.
“Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh đang quản lý hơn 500 ha rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh, từ bốn năm trước, khi cùng các chuyên gia Đức đo đạc chỉ số carbon theo chuẩn quốc tế thì đã cho kết quả 195 tấn carbon/ha. Con số này không chỉ thể hiện được mục tiêu về không khí lành mạnh, mà còn là lợi ích cho những ai cần chỉ tiêu carbon” - TS Nghĩa dẫn chứng.
Những cánh rừng trong Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Ảnh: VQGCP
Tuy nhiên theo TS Nghĩa, các nhà đầu tư nước ngoài khá kén việc thu mua tín chỉ từ rừng trồng, bởi ngoài tuổi thọ của cây thì thảm thực vật ở ít hơn rừng tự nhiên, khiến việc hấp thụ carbon của rừng trồng ít hơn. Vì thế cần từng bước cải tạo rừng trồng thành rừng nguyên sinh để tạo ra nguồn carbon phong phú hơn.
Sôi động thị trường tín chỉ carbon
Dù còn khá mới mẻ nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân đã tự nguyện chuẩn bị hồ sơ và tâm thế sẵn sàng tham gia thị trường carbon. Một trong số đó là Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, đây là DN đầu tiên tạo được tín chỉ carbon cho cây lúa Việt Nam, kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm trên thị trường.
Đại diện công ty này cho biết từ năm 2020, DN đã ký kết hợp tác với một công ty quốc tế, lập dự án để thực hiện xác lập tín chỉ carbon cho mô hình canh tác lúa bền vững. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học là nguyên nhân phát thải khí nitơ, dùng nước tưới quá nhiều gây phát thải khí metan hay việc đốt bỏ rơm rạ thay vì tái sử dụng là nguồn phát thải một lượng lớn carbon. “Mô hình của chúng tôi có các giải pháp về quản lý nước, phân bón và rơm rạ sau khi thu hoạch đúng cách, giúp giảm lượng khí thải nhà kính tạo ra trong suốt một vụ lúa nước, ước tính lên đến 2.000 tấn CO2. Hiện dự án đã được trình lên hệ thống đánh giá và thẩm định của The Gold Standard” - vị này cho biết.
Dự kiến tiền bán tín chỉ, sau khi trừ các chi phí sẽ được đầu tư lại cho nông dân, vì xác định đây là phần thu thêm trong toàn chuỗi giá trị lúa gạo. Mục tiêu chính là tạo ra “hồ sơ xanh” cho xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu và Mỹ. Bởi khi luật về thuế carbon có hiệu lực vào năm 2025 ở các quốc gia này thì hồ sơ sản xuất xanh là một trong những lợi thế lớn để cạnh tranh xuất khẩu.
Thảm thực vật ở rừng tự nhiên sẽ tạo ra nhiều tín chỉ carbon. Ảnh: VQGCP.
Từ tháng 6/2023, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk cũng công bố đạt chứng nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có trang trại và nhà máy đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Theo báo cáo được công bố, tổng lượng phát thải nhà kính của DN này đã trung hòa 17,560 tấn CO2, tương đương với khoảng 1,7 triệu cây xanh. Việc trung hòa đến từ đẩy mạnh các năng lượng xanh trong nhà máy và trang trại, xây dựng mô hình bò sữa theo nông nghiệp bền vững, vận dụng kinh tế tuần hoàn để sớm giảm phát thải.
Chính sách CBAM là gì?
Mới đây, EU đã đưa ra chính sách “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM) quy định đến năm 2026 sẽ bắt đầu tính giá carbon đối với tất cả hàng nhập khẩu. Mỹ sẽ là thị trường ban hành cơ chế áp đặt thuế carbon lên các nhà nhập khẩu vào năm 2024.
Cuộc đua hàng không sạch
Các máy bay trên toàn thế giới thải ra môi trường khoảng 1 tỉ tấn khí thải carbon/năm nên rất cần đổi mới công nghệ và tìm nhiên liệu thay thế.
Mỗi năm các chuyến bay trên toàn thế giới trung bình thải ra môi trường khoảng 1 tỉ tấn khí thải carbon, chiếm 3% lượng khí thải toàn cầu, đây là một con số khá lớn khiến ngành hàng không được liệt vào ngành gây ra biến đổi khí hậu hàng đầu.
Mới đây, Liên hợp quốc đã chủ trì Hội nghị về hàng không và nhiên liệu thay thế (CAAF) tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) với đại diện của hơn 100 quốc gia và đã đạt được thỏa thuận khung toàn cầu về cắt giảm lượng khí thải carbon. Theo đó, các quốc gia cam kết giảm 5%-8% khí thải carbon vào năm 2030 bằng cách sử dụng các nhiên liệu thay thế được gọi là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), được sản xuất từ các nguyên liệu như dầu ăn đã qua sử dụng.
Hiện một số nước đã ngay lập tức bắt tay vào quá trình đổi mới công nghệ sản xuất máy bay, tạo ra cuộc đua về ngành hàng không sạch.
Công việc quan trọng để các nước đạt được mục tiêu trên là đầu tư vào sản xuất nhiên liệu SAF vì hiện nay nó rất hạn chế và khá đắt đỏ. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, có khoảng 300 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững được sản xuất trong năm 2022 và chỉ chiếm 1% tổng nhiên liệu bay của toàn cầu và đến năm 2050 thế giới cần tới 450 tỉ lít nhiên liệu SAF/năm. Trong khi hãng sản xuất máy bay Boeing cho biết sẽ tiến hành một nghiên cứu chung để xem xét mở rộng quy mô sản xuất SAF tại Đông Nam Á.
Mỗi năm ngành hàng không thế giới cần hơn 3.000 tỉ USD để phát triển nhằm đạt được mục tiêu sạch và bền vững vào năm 2050. Ngoài ra, ngành này cũng cần sự hợp tác chặt chẽ trong việc tạo dựng hệ sinh thái để các máy bay có thể sử dụng nhiên liệu sạch.
Hiện một số nước đã ngay lập tức bắt tay vào quá trình này thông qua việc đổi mới công nghệ sản xuất máy bay, tạo ra cuộc đua về ngành hàng không sạch.
Theo đó, Công ty Công nghiệp máy bay ZeRog (Trung Quốc, chuyên sản xuất các phương tiện xanh cho ngành hàng không) đã giới thiệu mô hình máy bay không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, điện khí hóa hàng không thân thiện với môi trường. Từ đây giới chức ngành hàng không Trung Quốc hy vọng có thể đưa các sản phẩm hàng không điện khí hóa vào khai thác thương mại từ năm 2035.
Một doanh nghiệp của Mỹ là Ampaire cũng đã thử nghiệm sản xuất loại máy bay hybrid điện đầu tiên trên thế giới đảm bảo cắt giảm khí thải carbon đáng kể. Máy bay đang thử nghiệm có thể chở chín hành khách, di chuyển 1.000 km và đặc biệt là giảm 70% lượng khí thải carbon so với máy bay dùng nhiên liệu thường.
(VNF) - Theo thông báo từ nhà chức trách, hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến bị hạn chế từ 8h30 đến 9h40 ngày 27/3/2025. Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay đến, đi từ sân bay này.
(VNF) - Giá vàng trong nước đang biến động mạnh theo diễn biến của giá vàng thế giới. Chuyên gia cho rằng những người trót "đu đỉnh" vàng hơn 100 triệu đồng/lượng có thể giữ nếu mua để tích lũy nhưng không nên đầu tư vàng lúc này.
(VNF) - Ngày 21/3/2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Phú Mỹ) đã phối hợp tổ chức Lễ ký kết quy chế hoạt động giai đoạn 2025 – 2030.
(VNF) - Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
(VNF) - Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) khẩn thiết đề nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định sàn online kê khai, nộp thuế thay người bán đến ngày 1/7
(VNF) - Trong những năm gần đây, các chuỗi trà sữa và đồ ăn Trung Quốc không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Từ những thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Gong Cha, Heekcaa, Trà Sữa Royal Tea, đến các quán ăn Trung Quốc với món mì vằn thắn, cơm chiên Dương Châu hay lẩu Trung Quốc, tất cả đều đã trở thành lựa chọn yêu thích của giới trẻ Việt.
(VNF) - Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn NSRP cho biết, hiện gặp một số khó khăn trong việc phân phối sản phẩm trong nước, đặc biệt trong quý I và quý II/2025 do nhu cầu thị trường thấp và lượng tồn kho cao tại một số kho dầu của nhà phân phối xăng dầu chính.
(VNF) - Indonesia đặt mục tiêu bắt đầu xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc trong năm nay. Cùng với Thái Lan, Indonesia có thể là đối thủ của sầu riêng Việt Nam tại thị trường tỷ dân này.
(VNF) - Với hệ thống các nhà máy hiện đại, quy trình sản xuất khép kín và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, THACO INDUSTRIES đẩy mạnh gia công cơ khí quy mô lớn, cung ứng hàng trăm chủng loại sản phẩm phục vụ đa lĩnh vực trong nước và quốc tế.
(VNF) - Theo ông Huỳnh Hoàng Phương, cũng giống như lợi nhuận, biến động của giá vàng cũng rất khủng khiếp. Có người mua vàng trong những giai đoạn sốt nóng cách đây một thập kỷ, nhưng đến tận thập kỷ sau vẫn chưa thể thoát lỗ.
(VNF) - Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết du khách khi đến Việt Nam được phép mang theo số tiền tối đa 5.000 USD mà không cần khai báo, nhưng thực tế họ chi tiêu mua sắm bình quân chưa tới 300 USD.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, chúng ta nên chỉ áp dụng giá sàn trong một thời gian nhất định, khi thị trường có biến động bất thường, và lộ trình điều chỉnh phù hợp khi tình hình ổn định hơn.
(VNF) - Chiều 14/3/2025, Sun World – hệ thống tổ hợp vui chơi giải trí thuộc Tập đoàn Sun Group đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, cùng đồng hành trong chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam – đi để yêu” và khai thác nhiều tour tuyến hấp dẫn.
(VNF) - Hội tụ những lợi thế đắt giá của Đại đô thị Expo đầu tiên tại Việt Nam, lại được hưởng lợi từ sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường BĐS cùng sự phát triển thần tốc hạ tầng của khu vực, Vinhomes Global Gate được xem là điểm đến đầu tư tiềm năng nhất của Thủ đô với khả năng đột phá giá trị trong năm 2025.
(VNF) - Sau khi tăng dữ dội, chạm ngưỡng kỷ lục gần 101 triệu đồng/lượng, giá vàng bất ngờ lao dốc, diễn biến này gợi nhớ đến cú sốc năm 2011. Liệu chu kỳ giảm giá của vàng có tiếp diễn?
(VNF) - Vào tối 20/3/2025, Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển & Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.
(VNF) - Bắt đầu mở cọc, các dòng xe VinFast Green đã nhanh chóng nhận được hàng loạt đơn hàng lớn từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải cũng như các bác tài. Giới chuyên môn kỳ vọng, bộ 4 mẫu xe này sẽ thúc đẩy xanh hóa dịch vụ vận tải, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam diễn ra nhanh và bền vững hơn.
(VNF) - Phần lớn những người chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá là những người trong độ tuổi lao động, nghĩa là tử vong sớm. Sức khỏe kém và tử vong sớm do thuốc lá ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng lao động của Việt Nam.
(VNF) - Giá vàng tăng đột biến, vượt 100 triệu đồng/lượng, xô đổ tất cả kỷ lục và các dự báo trước đó. Tuy nhiên, theo dự báo, kim loại quý này vẫn có thể giảm về 72-80 triệu/lượng. Người dân nên thận trọng khi mua vàng ở mức cao kỷ lục.
(VNF) - Với mục tiêu cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường kiểm tra rà soát, bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ các trạm biến áp, đường dây và đôn đốc tiến độ các công trình đầu tư xây dựng để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn trong mùa hè 2025.
(VNF) - Theo thông báo từ nhà chức trách, hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến bị hạn chế từ 8h30 đến 9h40 ngày 27/3/2025. Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay đến, đi từ sân bay này.
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.