'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chuẩn bị bước vào năm học mới, câu chuyện sách giao khoa từ việc chọn sách, so sánh giá sách đang được cả xã hội quan tâm. Câu chuyện sách giáo khoa càng nóng hơn khi gần đây trên nhiều diễn đàn đã đặt vấn đề: Sau khi xã hội hoá, giá của bộ sách giáo khoa dành cho học sinh không những không giảm mà còn tăng nhiều lần so với trước đây.
Tìm hiểu trên thị trường thì thấy, bên cạnh sách giáo khoa của Nhà Xuất bản giáo dục thì bộ sách mới – Cánh Diều đang được quan tâm như khá nhiều. Khảo sát trên thị trường cho thấy, một bộ sách dành cho học sinh lớp 4 đang có giá 230.000 đồng. Trong khi theo chương trình cũ, bộ sách giáo khoa lớp 4 chỉ có giá 87.000 đồng. Đây là mức chênh lệch khá lớn lên tới hơn tới 2,6 lần so với sách giáo khoa cũ.
Thực tế, bộ sách giáo khoa Cánh Diều lớp 4 bao gồm 13 quyển, sách giáo khoa theo chương trình cũ chỉ gồm 9 quyển nên việc giá trị bộ sách mới cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chia trung bình giá của từng quyển sách trong bộ thì có thể thấy rằng trung bình mỗi đầu sách Cánh Diều đang có giá 17.600 đồng/quyển. Còn sách giáo khoa theo chương trình cũ chỉ có giá trung bình 9.600 đồng/quyển. Tất nhiên, ở đây có yếu tố thời giá biến động chưa được tính hết nhưng cũng cho thấy một mức chênh đáng kể.
So sánh với những bộ sách mới, ghi nhận tại một hiệu sách ở TP. HCM cho thấy, sách Toán lớp 4 - tập một của bộ sách Cánh Diều đang bán với giá 22.000 đồng, trong khi sách Toán lớp 4 - tập một của bộ Chân Trời Sáng Tạo chỉ có giá 14.000 đồng. Hay như sách Đạo đức Lớp 4 của Cánh Diều có giá 13.000 đồng trong khi sách cùng bộ môn của bộ Chân Trời Sáng Tạo có giá 9.000 đồng.
Đơn vị chủ quản của bộ sách Cánh Diều, CTCP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam - VEPIC được thành lập từ năm 2016 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 34,56 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của VEPIC lúc này ghi nhận 3 tổ chức nắm cổ phần lớn nhất bao gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam nắm 34,72%; CTCP Đầu tư Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (Mã HNX: DAD) nắm 17,36%; CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (Mã HNX: EID) nắm 34,72%; số cổ phần còn lại thuộc sở hữu của 5 cá nhân khác.
Đến tháng 11 năm 2016, VEPIC đã triển khai tăng vốn điều lệ lên thành 108,715 tỷ đồng.
Bước sang năm 2017, theo Nghị quyết HĐQT, VEPIC cũng đã tiến hành giảm 50% vốn góp của ba cổ đông tổ chức trên với lý do điều phối lại vốn góp của các cổ đông. Thời gian thực hiện từ 19/4/2017 đến 29/4/2017. Như vậy, sau khi thực hiện phương án này, số vốn góp của ba CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục tại VEPIC đã giảm xuống 50%.
Ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2022, nhóm 6 cổ đông cá nhân nắm tới 70% vốn điều lệ của VEPIC bao gồm: ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa (17,76%); bà Đoàn Phùng Thuý Liên (17,1%); ông Phạm Thanh Nam (12,3%); ông Lê Thanh Sơn (11,96%); ông Nguyễn Việt Phương (5,52%); bà Ngô Trần Nha Thy (4,12%); các cổ đông khác nắm giữ 31,24%.
Được biết, bà Đoàn Phùng Thúy Liên, ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa và bà Ngô Trần Nha Thy là vợ con của ông Ngô Trần Ái - Chủ tịch HĐQT.
Về tình hình kinh doanh thì trước khi được thực hiện bộ sách Cánh Diều, VEPIC liên tục ghi nhận doanh thu ở mức thấp cùng tình trạng thua lỗ triền miên.
Kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2017 đến 2019 của VEPIC chưa năm nào có lãi. Cụ thể, trong năm 2017 đơn vị này đạt doanh thu 5,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1,9 tỷ đồng. Bước sang năm 2018, doanh thu công ty sụt giảm còn hơn 5 tỷ đồng, lỗ sau thuế lên tới 10,4 tỷ đồng. Đỉnh điểm tại năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu chỉ 4,1 tỷ đồng, lỗ sau thuế tăng lên đỉnh điểm với 14,4 tỷ đồng.
Bước sang năm 2020, bức tranh tài chính của VEPIC xoay chuyển hoàn toàn, doanh thu tăng trưởng chóng mặt, lợi nhuận chuyển từ lỗ sang lãi hàng chục tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2020 cho thấy VEPIC ghi nhận doanh thu thuần đạt 188,2 tỷ đồng, cao gấp gần 46 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế trong năm của công ty cũng đạt tới 22,5 tỷ đồng. Có thể thấy rằng nếu so với khoản lỗ 14,4 tỷ đồng trong năm 2019 thì lợi nhuận sau thuế của VEPIC đã tăng tới 36,9 tỷ đồng chỉ trong 1 năm.
Trong các năm tiếp theo, doanh thu của VEPIC tiếp tục tăng vọt, lên 317,1 tỷ đồng trong năm 2021 và đạt đỉnh điểm 615,7 tỷ đồng trong năm 2022. Khoản lợi nhuận mà đơn vị này mang về cũng theo đó nhân lên, lần lượt đạt 29,6 tỷ và 46 tỷ đồng trong 2 năm này.
Cơ cấu doanh thu của VEPIC trong năm 2022 ghi nhận chủ yếu đến từ hoạt động bán sách. Riêng mảng này đã ghi nhận tới 603 tỷ đồng, chiếm gần 98% trên tổng doanh thu của công ty. Phần còn lại đến từ doanh thu bán giấy in, giáo cụ và cung cấp các dịch vụ khác.
Cũng trong năm 2022, lợi nhuận gộp của công ty đạt 211,7 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ở mức 35%. Đây là mức biên lợi nhuận gộp tương đối cao nếu so với mặt bằng chung của các đơn vị xuất bản giáo dục khác. Đơn cử như CTCP Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục (EIC) với 25,5% hay như CTCP Sách và thiết bị Giáo dục Miền Bắc (NBE) chỉ 13,8%.
Tài sản tăng 5,8 lần vẫn phải vay nợ 77,8 tỷ từ lãnh đạo
Về cơ cấu tài sản, tại thời điểm kết thúc năm 2022, tổng tài sản của VEPIC đã đạt tới 672,3 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm. Tại thời điểm cuối năm 2019, trước khi thực hiện bộ sách Cánh Diều, tổng tài sản của VEPIC chỉ ở mức 116,4 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 năm bán sách giáo khoa, tổng tài sản của VEPIC đã tăng lên tới 5,8 lần.
Trong cơ cấu tài sản cuối 2022 của công ty, lượng tiền mặt nắm giữ cũng tăng mạnh gấp 6,8 lần, ghi nhận ở mức 41 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 286,1 tỷ lên 427,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 49,4%.
Phần lớn nguồn vốn của VEPIC đến từ vay nợ. Trong đó nợ phải trả chiếm 521,1 tỷ đồng, tương ứng 77,5% tổng nguồn vốn công ty. Trong năm 2022, công ty cũng đã tăng cường các khoản vay nợ ngắn hạn, từ 185,5 tỷ đồng lên 381,9 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý đó là trong cơ cấu các khoản vay này của VEPIC, vay ngân hàng chỉ chiếm hơn một nửa, còn 173,8 tỷ đồng đến từ các khoản vay cá nhân.
Tại thời điểm kết thúc năm 2022, VEPIC đang vay của 4 lãnh đạo công ty với số tiền 77,8 tỷ đồng bao gồm ông Đỗ Quốc Anh, phó Chủ tịch HĐQT; ông Vũ Bá Khánh, Tổng giám Đốc; ông Nguyễn Văn Tư, Phó Tổng giám đốc; ông Phạm Thanh Nam, Phó Tổng giám đốc. Tổng số tiền lãi ghi nhận trả cho các lãnh đạo này là gần 7 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với thời điểm đầu năm. Lãi suất vay phải trả cho lãnh đạo Công ty Vipec tương đương 10%/năm trong khi Công ty chỉ nhận lãi suất tiền gửi từ 4,8% - 8%/năm cho khoản tiền gửi ngân hàng 58,1 tỷ đồng.
Mặc dù kinh doanh có lãi hàng chục tỷ đồng nhưng ghi nhận về lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VEPIC lại liên tục âm. Trong năm 2021, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 154,3 tỷ đồng và tiếp tục âm thêm 113,4 tỷ đồng trong năm 2022.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.