Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giới chuyên gia kinh tế nhận định kinh tế Ấn Độ, vốn đã có dấu hiệu đi xuống trước khi đại dịch bùng phát, có thể chứng kiến sự sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng - yếu tố đóng góp hơn 55% cho nền kinh tế - trong khi thu nhập hộ gia đình và việc làm bị giảm. Hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương Ấn Độ nhận định viễn cảnh kinh tế sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát được dịch bệnh.
Theo đó, từ tháng Giêng đến tháng 3/2021 - tương ứng với quý IV của năm tài chính của Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đã tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm tài chính trước, chủ yếu do sự tăng trưởng trong ngành lắp ráp. Trong quý trước đó, nền kinh tế Ấn Độ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng là 0,5%.
Bộ Thống kê dự đoán GDP hằng năm trong năm tài chính hiện tại sẽ sụt giảm 7,3%, thấp hơn so với mức dự báo 8% trước đó. Tiến độ tiêm vaccine chậm cùng với các biện pháp kiểm soát làn sóng dịch thứ hai đã tác động mạnh đến các lĩnh vực như bán lẻ, giao thông và xây dựng, đẩy hàng triệu người dân Ấn Độ vào tình cảnh thất nghiệp.
Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, chỉ trong tháng 4 vừa qua, các biện pháp hạn chế đã khiến 7,3 triệu người mất việc. Điều này gây “tổn thương” cho một quốc gia, nơi mà 90% lực lượng lao động tập trung tại các ngành phi chính thức không được hưởng chính sách an sinh xã hội. Trung tâm này nêu rõ, tính đến ngày 23/5, tỷ lệ thất nghiệp tại Ấn Độ là 14,7%, mức cao nhất trong vòng một năm qua.
Theo các báo cáo công bố ngày 25/5, nền kinh tế Ấn Độ đang hứng chịu những thiệt hại nặng nề do làn sóng Covid-19 thứ hai, khiến hầu hết các bang trên cả nước phải áp đặt lệnh phong tỏa, trong khi tốc độ tiêm vaccine phòng Covid-19 chậm chạp có thể sẽ là rào cản đối với đà phục hồi. Báo cáo của Barclays nhấn mạnh khi làn sóng Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ bắt đầu lắng xuống, thiệt hại kinh tế cơ bản giờ đây có vẻ lớn hơn so với những gì đã được dự báo.
Barclays ước tính trên danh nghĩa, kinh tế Ấn Độ trong quý I của tài khóa hiện tại (từ tháng 4 đến tháng 6/2021) sẽ thiệt hại 5.400 tỷ rupee (tương đương 74 tỷ USD, tức 2,4% GDP), gần gấp đôi mức 38 tỷ USD mà công ty dịch vụ tài chính này dự báo trước đó. Báo cáo cũng khẳng định, thiệt hại từ làn sóng lây nhiễm hiện nay đang tăng lên nhanh chóng, do các bang áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn dịch bùng phát.
Theo báo cáo của JM Financial, gần 90% các bang của Ấn Độ đang áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự như phong tỏa, cùng với các lệnh giới nghiêm ban đêm ở những bang khác. Trong khi đó, báo cáo của SBI Research cho rằng kinh tế Ấn Độ sẽ thiệt hại 6.000 tỷ rupee trong quý đầu tiên, tăng mạnh từ mức ước tính 1.860 tỷ rupee trong một báo cáo ngày 29/4. SBI dự kiến GDP của quý này sẽ chỉ tăng 10-15% so với dự báo của ngân hàng trung ương RBI là 26,2%. Năm ngoái, kinh tế Ấn Độ bị tổn thất tới 11.000 tỷ rupee trong quý đầu tiên của tài khóa khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt quy mô toàn quốc.
Trong báo cáo, nhà kinh tế trưởng của SBI, ông Soumya Kanti Ghosh lưu ý, trong làn sóng lây nhiễm thứ hai hiện nay, Ấn Độ bị chìm trong cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Do đó, tác động đối với GDP lần này xuất phát từ lĩnh vực y tế nhiều hơn là việc đi lại bị hạn chế. Trong khi đó, theo ông Rahul Bajoria, nhà kinh tế trưởng của Barclays tại Ấn Độ, các chỉ số cao tần như tiêu thụ nhiên liệu, điện, đi lại... đều cho thấy hoạt động kinh tế đã quay trở lại các mức của tháng 5 và tháng 6/2020 khi những hạn chế nghiêm ngặt vẫn được áp dụng và gây ra những thiệt hại kinh tế tương đối lớn.
Barclays đã hạ dự báo tăng trưởng cho tài khóa 2021 - 2022 tại Ấn Độ xuống 9,2% từ mức 10% trước đó và ước tính thiệt hại kinh tế đã tăng lên mức khoảng 8 tỷ USD/tuần trong tháng 5 so với 5,3 tỷ USD trong hai tuần cuối của tháng 4 vừa qua. SBI cũng dự báo về mức tăng trưởng một con số của Ấn Độ trong tài khóa hiện nay so với dự báo trước đó là 10,4%, mặc dù cơ quan này không đưa ra con số cụ thể.
Theo Nomura, mặc dù số ca nhiễm COVID-19 mới tại Ấn Độ đã giảm xuống nhưng các bang có thể sẽ vẫn thận trọng trong việc mở cửa trở lại. Các bang cũng sẽ dỡ bỏ hạn chế không đồng đều nhau, tương tự như cách họ áp đặt lệnh phong tỏa.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 11/5 đã hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong tài khóa hiện tại xuống còn 9,3%, đánh giá làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nước này đang cản trở đà phục hồi kinh tế và làm tăng rủi ro gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn.
Một tuyên bố của Moody’s nêu rõ: “Do tác động tiêu cực của làn sóng COVID-19 thứ hai, chúng tôi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Ấn Độ, có tính đến lạm phát từ mức 13,7% đưa ra trước đó xuống còn 9,3% cho tài khóa 2021-2022 và từ 6,2% lên 7,9% trong tài khóa 2022-2023”.
Trong dài hạn, Moody’s kỳ vọng tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ vào khoảng 6%. Tổ chức này xếp hạng tín nhiệm Baa3 đối với Ấn Độ kèm theo triển vọng tiêu cực, cho rằng những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế, nợ cao và hệ thống tài chính yếu kém đang làm hạn chế triển vọng tín nhiệm quốc gia.
Tuyên bố của Moody’s cũng nhấn mạnh: “Ấn Độ đang trải qua một đợt lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai nghiêm trọng, sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế trong ngắn hạn và có thể ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng dài hạn”. Cũng theo tổ chức này, các ca nhiễm gia tăng đột biến với sự lưu hành của một biến thể virus rất dễ lây lan, đang làm chao đảo hệ thống y tế của Ấn Độ, trong đó các bệnh viện bị quá tải và nguồn cung y tế thiếu hụt.
Việc tái áp đặt các lệnh phong tỏa sẽ hạn chế hoạt động kinh tế và có thể làm suy yếu thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Tuy nhiên, Moody’s đánh giá tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Ấn Độ sẽ chỉ giới hạn trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6/2021, sau đó sự phục hồi mạnh mẽ sẽ diễn ra trong nửa cuối năm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.