(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu kinh tế học cổ điển (classical economics) là gì?
Kinh tế học cổ điển
Kinh tế học cổ điển (classical economics) là tư tưởng kinh tế phần lớn xuất hiện ở Anh trong giai đoạn từ giữa thế kỷ 18 đén giữa thế kỷ 19, nhưng có nguồn gôc sở Pháp trong thời kỳ trước đó. Đại diện chủ yếu của nó là A.Smith, Ricardo, Malthus, Say , Senior và J.S. Mill.
Về cơ bản, kinh tế học cổ điển quan tâm tới quá trình tăng trưởng và phát triển. Nó đặt ra mục tiêu nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, vấn đề phân phối sản phẩm quốc dân cho các nhân tố sản xuất trong điều kiện dân số ngày càng tăng và nguồn lực có hạn, cũng như vấn đề cạnh tranh tự do trong những nền kinh tế chỉ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân. Trọng tâm của kinh tế học cổ điển là quá trình tích lũy tư bản (hay tích lũy vốn), sự mở rộng thị trường và phân công lao động.
Kinh tế học cổ điển cũng rất chú trọng tới việc nêu ra các khuyến nghị chính sách, mặc dù sự can thiệp của chính phủ được coi là chỉ có tính tạm thời, thực dụng, khi thị trường hông hoạt động. Quan điểm kế tục nó - khoa kinh tế học tân cổ điển - cũng là quan điểm tĩnh về nền kinh tế, vì nó chỉ quan tâm tới việc nghiên cứu các nguyên tắc quy định sự phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả.
So sánh kinh tế học cổ điển và kinh tế học tân cổ điển
Kinh tế học cổ điển cũng nghiên cứu các vấn đề kinh tế vi mô. Lý thuyết cổ điển về giá trị chú trọng tới chi phí sản xuất và giá trị lao động, trong khi lý thuyết tân cổ điển nhấn mạnh các phương diện chủ quan của giá trị.
Trong khi kinh tế học tân cổ điển cho rằng tất cả các loại giá cả đều bị quy định bởi các lực lượng như nhau (cung, cầu, chi phí sản xuất và tình hình nhu cầu làm cơ sở cho chúng), kinh tế học cổ điển lại dựa vào các lý thuyết đặc biệt. Giá sản phẩm được rút ra từ phân thưởng "tự nhiên" trả cho các nhân tố sử dụng trong quá trình sản xuất ra nó: tiền thưởng cho đất đai (địa tô) được quy định bởi sự khan hiếm và mức độ màu mỡ khác nhau, tiền thưởng cho lao động (tiền lương) được quy định bởi chi phí dài hạn trả cho các phương tiện sinh tồn của người lao động, phần thưởng trả cho năng lực kinh doanh (lợi nhuận) là phần dôi ra.
Kinh tế học cổ điển khác với các trường phái khác ở chỗ nó bao gồm cả lý thuyết về dân số. Điểm yếu của nó là không xử lý đúng khái niệm tổng cầu và thiếu sự rõ ràng trong việc nêu ra các yếu tố quyết định mức cung về vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền lương (tức quỹ lương) và đầu tư mua sắm tài sản cố định
Xét về phương pháp luận, kinh tế học cổ điển chia thành hai trường pháo. Một trường phái đi theo phương pháp quy nạp (ví dụ A. Smith). Nó tạo ra các tiền đề rút ra từ kinh nghiệm, lập luận trên cơ sở những tiền đề, quy luật này và kiểm định kết quả bằng cách sử dụng số liệu thực nghiệm.
Trường phái thứ hai (người nổi tiếng nhất là Ricardo) sử dụng phương pháp diễn giải. Họ nêu ra các tiền đề mang tính giả thuyết, suy luận theo phương pháp diễn giải để từ đó rút ra các kết luận nhưng không tìm cách kiểm chứng chúng.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone