Người cho vay cuối cùng là gì? Vai trò của người cho vay cuối cùng trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi

Thanh Hằng - 13/08/2018 22:53 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Người cho vay cuối (lender of last resort) cùng là gì? Vai trò của người cho vay cuối cùng trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi.

VNF
Người cho vay cuối cùng (lender of last resort)  Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc cung cấp tiền cho ngân hàng thương mại khi họ không có đủ dự trữ hoặc không có đủ tiền mặt trả cho những khách hàng đến rút tiền ra.

Người cho vay cuối cùng là gì?

Người cho vay cuối cùng (lender of last resort) được thể hiện qua vai trò của ngân hàng trung ương trong việc cung cấp tiền cho ngân hàng thương mại khi họ không có đủ dự trữ hoặc không có đủ tiền mặt trả cho những khách hàng đến rút tiền ra. Khi các ngân hàng thương mại thấy mình bị thiếu tài sản có khả năng thanh toán so với mức an toàn, tức không đạt mức dự trữ bắt buộc, họ phải tăng cường khả năng thanh toán. Họ có thể làm việc này bằng cách bán trái phiếu kho bạc cho ngân hàng trung ương, thu hồi vốn cho vay ngắn hạn hay vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Vai trò của người cho vay cuối cùng trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi

Đột biến rút tiền gửi (bank run) là một tình huống xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khi khách hàng của ngân hàng, lo lắng về khả năng thanh toán của một tổ chức, đổ xô đến ngân hàng đồng loạt và rút tiền. Bởi vì ngân hàng chỉ giữ một tỷ lệ nhỏ trong tổng số tiền gửi là tiền mặt, đột biến rút tiền gửi có thể nhanh chóng rút cạn tính thanh khoản của ngân hàng và khiến ngân hàng trở nên mất khả năng thanh toán.

Đột biến rút tiền gửi có khả năng lây lan. Nó có thể khiến những người cho tổ chức tín dụng bị phá sản cũng bị phá sản theo. Những tổ chức tín dụng khác cũng bị vạ lây khi đột nhiên người gửi tiền của mình thấy cảnh tổ chức tín dụng bị bank run mà lo lắng về tổ chức nơi mình gửi tiền và vội vã đi rút tiền của mình ra. Nhiều tổ chức tín dụng bị "bank run" sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng bị khủng hoảng và điều này lại dẫn tới cả nền kinh tế bị khủng hoảng.

Đột biến rút tiền gửi và hệ quả là những thất bại trong ngành ngân hàng rất phổ biến sau vụ sập thị trường chứng khoán năm 1929 dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng. Chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng trước tình huống đó với luật mới áp dụng  cho các yêu cầu dự trữ đối với các ngân hàng, bắt buộc họ phải nắm giữ một tỷ lệ phần trăm các khoản công nợ là dự trữ tiền mặt.

Trong trường hợp dự trữ của ngân hàng không ngăn chặn được đột biến rút tiền gửi, người cho vay cuối cùng có thể bơm tiền trong trường hợp khẩn cấp để khách hàng rút tiền có thể nhận tiền của họ mà không tạo ra đột biến rút tiền gửi khiến tổ chức này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Cùng chuyên mục
Tin khác