Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là phương pháp nghiên cứu kinh tế đòi hỏi mọi thứ đều được phải chứng minh, kiểm nghiệm chứ không tìm cách nhận định là sự vật phải hay nên như thế nào.
Chẳng hạn, nhận định (hay phán đoán) ”biện pháp cắt giảm thuế thu nhập làm tăng mức chi tiêu cho tiêu dùng cho nền kinh tế” là một nhận định có thế xác nhận hay phủ nhận thông qua phân tích bằng chứng thực nghiệm hiện có (thực chứng) về ảnh hưởng của thuế đối với chi tiêu. Kinh tế học thực chứng tìm các xác định mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, lượng hóa và tính toán các mối quan hệ này, và đưa ra các dự báo về điều sẽ xảy ra nếu một hay nhiều biến số thay đổi.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Kinh tế học thực chứng cố gắng đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế. Các phát biểu thực chứng nhằm mô tả nền kinh tế vận hành như thế nào và tránh các đánh giá. Kinh tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?". Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng là "thất nghiệp là 7% trong lực lượng lao động". Dĩ nhiên, con số 7% này dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng. Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng.
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều gì phải là?". Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống".
Sự phân biệt giữa Kinh tế học Thực chứng và Chuẩn tắc giúp chúng ta hiểu tại sao có sự bất đồng giữa các Nhà Kinh tế. Thực tế, sự bất đồng bắt nguồn từ quan điểm của mỗi Nhà Kinh tế khi nhìn nhận vấn đề.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.