Trong hàng loạt kế hoạch hợp tác đầu tư, kinh doanh được ký kết nhân chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, gây bất ngờ nhất có lẽ là thương vụ tài trợ 155 triệu bảng Anh vào trường Linacre thuộc Viện Đại học Oxford của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Không phải các kế hoạch đầu tư hay thương mại, thoả thuận hợp tác phát triển giữa Tập đoàn Sovico và Viện Đại học Oxford - trường Linacre mới là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong chuỗi các hoạt động bên lề chuyến thăm Anh của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo thỏa thuận, tổng giá trị hợp tác là 155 triệu bảng Anh (212 triệu USD), trong đó có 7,5 triệu bảng Anh (10,1 triệu USD) được dùng cho quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực, mang đến cơ hội học tập, nghiên cứu tại Oxford. Viện Đại học Oxford cũng cam kết xây dựng và thực hiện chiến lược loại bỏ phát thải khí CO2 cho tập đoàn SOVICO và các khách hàng, đối tác đến năm 2050.
Phần lớn số tiền Sovico đóng góp cho Linacre College - Oxford sẽ được dùng để xây dựng mới cơ sở vật chất, giảng đường, giúp mở một trung tâm đào tạo lãnh đạo và thu hút những học giả về chống biến đổi khí hậu, y khoa, dược khoa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo. Một ngân quỹ đáng kể sẽ dành trao tặng học bổng cho các sinh viên Việt Nam và khu vực, tạo cơ hội cho các sinh viên không đủ điều kiện kinh tế được tiếp cận nguồn tri thức của nhân loại, môi trường học tập nghiên cứu tại Oxford.
Một số trường thuộc Viện Đại học Oxford đã từng đổi tên theo các nhà tài trợ. Hồi cuối tháng 6/2020, trường Park College đổi tên thành Reuben College nhằm tôn vinh sự hỗ trợ từ hai anh em doanh nhân David và Simon Reuben sau khi Quỹ Reuben của họ tài trợ 80 triệu bảng Anh (108,4 triệu USD) cho trường. Tương tự là trường chính phủ Blavatnik (Blavatnik School of Government), một trường đào tạo về chính sách công, được thành lập vào năm 2010 sau khi nhận khoản tài trợ 75 triệu bảng Anh (101,6 triệu USD) từ tỷ phú Leonard Blavatnik.
Năm 2019, tỷ phú Stephen A. Schwarzman, Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn Blackstone (Mỹ), đã tài trợ cho Oxford 150 triệu bảng Anh (203,3 triệu USD. Số tiền này sẽ được dùng để thành lập Trung tâm Nhân văn học Schwarzman (gồm các không gian để biểu diễn nghệ thuật và giới thiệu kiến thức về tiếng Anh, triết học, âm nhạc, lịch sử) và Viện Đạo đức học liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Số tiền 155 triệu bảng Anh mà Tập đoàn Sovico đầu tư, đóng góp cho trường Linacre được xem là mức tài trợ cao nhất mà Viện Đại học Oxford từng nhận được từ trước đến nay, theo hãng tin The Guardian.
Ngoài Oxford, từng có không ít trường đại học danh tiếng trên thế giới được đặt hoặc đổi tên theo những nhân vật có đóng góp đặc biệt quan trọng cho nhà trường. Cả hai trường đại học hàng đầu tại Mỹ là Đại học Harvard và Đại học Dartmouth đều được đặt tên theo hai nhà quyên góp đầu tiên trong lịch sử. Được biết, các trường đại học như Oxford có quá trình đánh giá khá khắt khe trước khi tiếp nhận các khoản đóng góp
Viện Đại học Oxford là một trong những viện đại học nghiên cứu liên hợp lâu đời nhất thế giới với khoảng 1.000 năm lịch sử, nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có học bổng Clarendon hoạt động từ vài thập kỷ và học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford. Trong số những cựu sinh viên của Oxford có nhiều người được giải Nobel, nhiều người trở thành thủ tướng Anh và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác.
Vì sao quyết định đầu tư cho Oxford ? Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã chia sẻ, giáo dục và nghiên cứu là chìa khóa cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại. Bà tin rằng những kết quả hợp tác lâu dài với Đại học Oxford sẽ mang tới những cơ hội, những giá trị mới tốt đẹp cho cộng đồng, dành những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ trẻ tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.
Oxford là môi trường tập hợp các giáo sư, nhà nghiên cứu tài năng. Gần đây, các nhà khoa học ở Oxford phát minh ra vắc xin Aztrazeneca rất nhanh và sản xuất với quy mô lớn, giá thành thấp, giúp nhiều dân tộc trên thế giới tiếp cận vắc xin này sớm nhất. Vừa qua, họ còn chế tạo ra thuốc chữa, thuốc ngừa rất đơn giản như chỉ xịt vào mũi, chứ không cần tiêm. Và những kế hoạch, đề tài nghiên cứu như thế chúng ta có thể chọn lọc và đề nghị các giáo sư, nhà khoa học có thể triển khai các đề tài này để mang đi ứng dụng cho thế giới.
Giới chuyên gia, nghiên cứu nói chung rất phấn khởi với quyết định của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng, việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng phát triển và hành động của nữ tỷ phú sẽ góp phần lan tỏa sức ảnh hưởng của Việt Nam ra toàn cầu.
“Nếu có một người Việt đứng ra hợp tác, đóng góp như vậy thì nó cũng góp vào sự lan tỏa tốt cho hình ảnh quốc gia, giúp hình ảnh nước ta được đậm nét hơn, ảnh hưởng và hợp tác qua lại giữa hai nước Việt – Anh qua đó là hình ảnh Việt Nam trên thế giới”, ông Nhĩ cho biết.
"Khi báo chí đưa tin Tập đoàn Sovico của Việt Nam hỗ trợ, hợp tác, đầu vào đại học Oxford (Anh), tôi hơi ngỡ ngàng. Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy đây là điều rất đáng mừng, đáng tự hào. Đây là sự khẳng định sự lớn mạnh của doanh nghiệp Việt, là minh chứng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", TS Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII, XIII, XIV cho biết.
Vẫn theo ông Lợi, xưa nay chúng ta quen với việc các nước lớn, các quốc gia phát triển tài trợ, đầu tư cho nước ta. Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar… Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tài trợ, đầu tư dự án lớn như vậy vào một quốc gia rất phát triển.
“Lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt cắm ngọn quốc kỳ tại trường đại học hàng đầu thế giới. Tôi nghĩ đó không còn là câu chuyện của riêng doanh nhân, doanh nghiệp, mà đó là thể hiện sự lớn mạnh vươn ra thế giới, tự tin đặt chân lên các quốc gia phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, của đất nước, dân tộc”, ông Lợi nói.
Việc Sovico ký với Oxford nằm trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); thăm và làm việc tại Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Nội dung hợp tác đầu tư để các nhà khoa học của Oxford nghiên cứu, đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường, loại bỏ phát thải khí CO2 chiếm phần lớn trong dự án Sovico đóng góp, đầu tư vào Oxford. Việc ký kết bản cam kết này diễn ra ngay sau khi kết thúc hội nghị COP26 đã thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam với đất nước.
Xin mời bấm link để đọc các bài viết trong chùm bài
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong
hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.
(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.
(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.