Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Hoang D.Quan, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần quản lý quỹ Amber (AFM), cho biết với việc thành lập quỹ đầu tư xanh, AFM mong muốn sẽ trở thành đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế xanh.
Ông nhìn nhận thế nào về triển vọng ngành quản lý quỹ tại Việt Nam?
Tôi cho rằng trong thời gian sắp tới, xu hướng dịch chuyển từ đầu tư trực tiếp sang đầu tư gián tiếp sẽ diễn ra mạnh mẽ và đây là một trong những lý do khiến chúng ta có thể lạc quan về triển vọng của ngành quản lý quỹ tại Việt Nam.
Xu hướng này đã diễn ra từ lâu ở các thị trường phát triển. Có một thực tế hàng trăm năm nay là chỉ có khoảng 10% người dân đầu tư chứng khoán trực tiếp là có lãi, còn lại 90% tự đầu tư là thua lỗ. Đây cũng là điều tất yếu bởi mỗi người có một chuyên môn, nghề nghiệp, công việc khác nhau, khó có thể liên tục theo dõi thị trường cũng như đủ am hiểu để không đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm.
Trong 2 năm vừa qua, người dân Việt Nam mở tài khoản chứng khoán rất nhiều, đây là một thông tin hết sức tích cực. Tuy nhiên, có tới hàng nghìn doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân rất quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng không thể bao quát hết thông tin cũng như không có thời gian nghiên cứu. Thậm chí họ còn bị dẫn dắt bởi các thông tin không chính thống nhưng lan tỏa rất rộng rãi, nhiều người trở thành nạn nhân của các vụ việc bơm thổi giá cổ phiếu.
Vì thế, xu hướng là các nhà đầu tư sẽ tìm đến các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp.
Một yếu tố khác cũng thúc đẩy mạnh mẽ triển vọng của ngành quản lý quỹ tại Việt Nam là tiềm năng tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Thông thường ở nước ngoài, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô tương đương với thị trường tín dụng ngân hàng. Thế nhưng ở Việt Nam, trong khi tổng dư nợ tín dụng lên đến 10,44 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 440 tỷ USD) thì dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chỉ ở mức gần 1,2 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 50 tỷ USD) tính đến cuối năm 2021. Như vậy, dư địa phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn.
Vấn đề là hiện nay, chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp (có tài khoản giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng, thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng…) mới được trực tiếp tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong khi đây là thị trường đầu tư hết sức hấp dẫn. Các sản phẩm trái phiếu hiện nay vẫn đang trả lãi suất trung bình khoảng 9,5%/năm trở lên trong khi lãi suất ngân hàng chỉ khoảng 3-6%/năm.
Cách để đông đảo người dân có thể đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp là thông qua các quỹ đầu tư dạng mở, với chi phí đầu tư tối thiểu có thể chỉ vài chục, vài trăm nghìn đồng. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân, cũng là cơ hội cho các công ty quản lý quỹ.
Ở Việt Nam hiện nay có 37 công ty quản lý quỹ nhưng chỉ khoảng 17-18 công ty là đang hoạt động, trong đó chưa tới 10 công ty tham gia quản lý quỹ mở. Công ty Cổ phần quản lý quỹ Amber (AFM) là 1 trong số ít công ty tham gia quản lý quỹ mở.
Trong thời gian tới, định hướng hoạt động của AFM như thế nào, thưa ông?
Năm 2021, AFM đã chính thức phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu an toàn Amber (ASBF). ASBF hoạt động như một quỹ tiền tệ, đầu tư trong chu kỳ thời gian ngắn hạn và tập trung vào các tài sản có độ an toàn rất cao, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi. Điểm khác biệt so với gửi tiết kiệm ngân hàng là nhà đầu tư có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà vẫn hưởng nguyên lãi suất, hiện đang đạt mức 6,32%, rất cao trong xu hướng lãi suất ngân hàng đi xuống như hiện nay.
Sắp tới, AFM sẽ ra mắt quỹ đầu tư trái phiếu dài hạn dạng mở. Quỹ này sẽ có rủi ro cao hơn đi kèm lãi suất hấp dẫn hơn. Chúng tôi sẽ công khai cách thực hoạt động của quỹ. Thay vì chỉ đầu tư vào một vài trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư phân bổ rủi ro bằng việc đầu tư vào 7, 10, thậm chí 20 trái phiếu của các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà chúng tôi am hiểu.
Nhìn chung, vai trò của các nhà quản lý quỹ như AFM là phải tìm kiếm cơ hội đầu tư, phân bổ rủi ro và kinh doanh dựa trên kỳ hạn để đạt được lãi suất cao nhất cho nhà đầu tư.
Một hoạt động khác rất quan trọng đối với chúng tôi trong thời gian tới là cho ra đời quỹ đầu tư xanh với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững cho Việt Nam. Quỹ dự kiến đầu tư vào nông nghiệp xanh, điện tái tạo, bao bì xanh, nhà ở xanh và các ngành nghề xanh khác.
Quỹ đầu tư xanh có vẻ chưa phổ biến tại Việt Nam. Vậy đâu là động lực khiến cho ông cũng như AFM quyết định tham gia vào lĩnh vực mới mẻ này?
Hiện nay, khoảng 80% dân số Việt Nam sống bằng nghề nông, vì vậy việc phát triển nông nghiệp xanh có vai trò rất quan trọng, có tính lan tỏa rất cao, tuy nhiên rất ít tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Là một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chúng tôi cũng mong muốn góp phần thúc đẩy sự thay đổi môi trường tại Việt Nam theo hướng xanh hơn, bền vững hơn.
2 năm trước tại Đại học Quốc gia Hà Nội có bài nghiên cứu về chủ đề trái phiếu xanh, một trong những vấn đề đặt ra lại tại sao trái phiếu xanh chưa phát triển tại Việt Nam. Tôi trả lời đơn giản thế này: “Một doanh nghiệp phát hành trái phiếu bình thường trả lãi suất 11%/năm, trong khi một doanh nghiệp khác phát hành trái phiếu xanh, phải rất vất vả mới được công nhận các tiêu chí xanh, cũng vẫn trả lãi suất 11%/năm, vậy thì doanh nghiệp đó tốn kém chi phí, công sức để làm gì? Nếu trái phiếu xanh chỉ cần trả lãi suất 6 – 8%/năm mà vẫn có người đầu tư thì tự nhiên kinh tế xanh sẽ được thúc đẩy”.
Vai trò của quỹ đầu tư xanh là làm sao thu hút nguồn tiền từ các nhà đầu tư rồi phân bổ vào các dự án phù hợp, đáp ứng các tiêu chí xanh.
Thực ra, việc thu hút nguồn vốn quốc tế vào quỹ đầu tư xanh khá đơn giản vì các tổ chức quốc tế rất coi trọng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nguồn tiền quốc tế dành cho kinh tế xanh là rất dồi dào nhưng rất hiếm đơn vị đứng ra kết nối, nghiên cứu và phân tích để giúp các tổ chức quốc tế đầu tư trong lĩnh vực này. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế không đủ nguồn lực cũng như am hiểu địa phương để tìm và kết nối với các dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.
Đặc biệt, lo ngại lớn nhất của họ là vấn đề quản trị. Đầu tư 300 tỷ đồng vào một doanh nghiệp có thể không sao nhưng khi đầu tư 3.000 tỷ đồng, có thể ngay hôm sau chủ doanh nghiệp cầm tiền biến mất. Bên cạnh đó, 2 năm Covid vừa qua, họ rất khó khăn trong việc kiểm soát các dự án đầu tư tại Việt Nam, đó cũng là một rủi ro. Vì vậy, vai trò của quỹ đầu tư bản địa là rất quan trọng.
Quỹ đầu tư xanh do AFM quản lý có định hướng đầu tư vào nông nghiệp xanh, điện tái tạo, chú trọng trồng rừng, xây dựng xanh và các ngành nghề xanh khác.
Hiện nay, một số doanh nghiệp khai thác rừng để làm bàn ghế xuất khẩu, thêm nữa, cháy rừng và phá rừng cũng khá phổ biến tại Việt Nam, vì thế nên rất cần những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này theo hướng bảo vệ môi trường. Mảng xây dựng xanh cũng rất tiềm năng nhưng hiện chưa phổ biến vì chi phí khá cao. Điện tái tạo thì nhiều bên đã làm và chúng tôi cũng đã từng tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này. Với nông nghiệp xanh, đây là ngành khó, nhưng tôi có quyết tâm rất lớn.
Tôi lớn lên ở Mỹ, làm việc 7 năm ở một quỹ đầu tư bên đó rồi về Việt Nam. Năm 2016, khi đang là giám đốc ở Techcombank, một buổi khi đi làm về, tôi nghe tin dữ: mẹ tôi gọi thông báo rằng chị tôi bị ung thư đường ruột. Vậy là tôi bay sang Mỹ cho đến khi chị tôi mổ xong được 1 tuần thì tôi về Việt Nam. Chưa tới 6 tháng sau đó, bệnh ung thư của chị tôi tái phát. Tôi quyết định nghỉ ngân hàng, bỏ sự nghiệp và bay sang Mỹ chăm sóc chị trong 16 tháng cuối đời, bởi tôi cảm thấy có lỗi khi hơn 20 năm công tác ở Việt Nam không thể thường xuyên ở bên gia đình.
Thói quen ăn đồ đông lạnh của người Mỹ là một trong những nguyên nhân gây ung thư đường ruột, dù rằng chị tôi làm việc cho một tập đoàn lớn, được kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng vẫn không thể phát hiện sớm.
Việt Nam vài chục năm trước rất ít người ung thư nhưng bây giờ chúng ta rất nhiều bệnh. Ước mơ của tôi là làm cho người dân Việt Nam có rau sạch để ăn. Ở Israel, Ghana, Úc, họ làm những hệ thống thủy canh rất lớn, dòng nước sau khi nuôi rau thì được tiếp tục tuần hoàn để nuôi cá. Mô hình này đem về tới 4 dòng thu: thu từ bán rau sạch, đặc biệt là thời gian phát triển chỉ bằng một nửa so với trồng trên đất; thu từ bán cá; thu từ hệ thống năng lượng mặt trời, vừa để dùng nội bộ vừa để bán lại nếu còn thừa; cuối cùng là dòng thu từ bán chứng chỉ phát thải.
Tại Việt Nam, hệ thống này chưa được phát triển nhiều và chưa ai làm quy mô lớn. Chúng tôi đang đi tìm kiếm những doanh nghiệp có thể thực hiện mô hình thủy canh này. Với vốn điều lệ ban đầu của quỹ là 50 tỷ đồng, chúng tôi có thể đầu tư từ 1 đến 10 tỷ đồng vào một dự án nông nghiệp xanh và sẽ tiếp tục tăng lên bởi quỹ có kế hoạch tăng vốn lên 300 tỷ đồng trong năm nay. Mô hình thành công sẽ được nhân rộng ra. Người nông dân Việt Nam rất giỏi chuyên môn, còn chúng tôi sẽ hỗ trợ họ trong công tác gọi vốn và quản trị tài chính, kết nối với thị trường.
Mọi người vẫn nói rằng sản phẩm nông nghiệp sạch có giá đắt, nhưng càng nhiều người làm thì giá sẽ càng giảm xuống.
Ban đầu, quỹ đầu tư xanh do AFM quản lý sẽ được hình thành dưới dạng quỹ đóng, huy động tiền từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu trong vòng 3 năm tới của chúng tôi là sẽ hình thành quỹ đầu tư xanh dạng mở, để tất cả mọi người đều có cơ hội đóng góp, thúc đẩy kinh tế xanh.
Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam rất quan tâm đến kinh tế xanh. Với quỹ đầu tư dạng mở, các bạn trẻ chỉ cần đủ 16 tuổi là có thể tham gia đầu tư, có thể chỉ 100.000 đồng, có thể không quan tâm đến lợi nhuận nhưng khi đầu tư vào quỹ xanh, các bạn trẻ biết được rằng họ đang giúp doanh nghiệp, giúp xã hội trồng thêm được một cái cây, nuôi thêm một con gà, trồng thêm được rau củ sạch.
Với việc thành lập quỹ đầu tư xanh, AFM cũng mong muốn sẽ trở thành đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế xanh, thúc đẩy sự thay đổi trong quản trị doanh nghiệp theo hướng bền vững hơn gắn liền với các tiêu chí xanh và khuyến khích xã hội tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng chỉ phát thải. Mỗi người sống trên đời trung bình xả ra lượng khí thải khoảng 6 tấn và họ hoàn toàn có thể mua chứng chỉ phát thải để bù lại cho xã hội, đồng thời đây cũng là một phương thức đầu tư.
Quỹ đã được cấp phép và trở thành quỹ đầu tư xanh đầu tiên tại Việt Nam được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về nó. Hành trình của quỹ đầu tư xanh có thể mất 10, 20 năm nhưng đó là tâm huyết, là sự đóng góp cho xã hội.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.
(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.
(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.