(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu thao túng tiền tệ là gì? Các tiêu chí định lượng để xác định một quốc gia thao túng tiền tệ.
Thao túng tiền tệ (currency manipulation) là vấn đề chính thức được luật pháp Mỹ đưa thành đạo luật vào năm 1988, qua đó yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ (United States Department of the Treasury) theo dõi và báo cáo hàng năm về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Nếu phát hiện ra quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, đạo luật yêu cầu đại diện Bộ Tài chính sẽ thương lượng loại bỏ việc thao túng để tạo nên lợi thế cạnh tranh, dẫn đến trao đổi thương mại không công bằng đối với Mỹ.
Năm 2015, Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 (The Trade Facilitation and Trade Enforcement Act of 2015) ban hành cho thấy một mức độ quan tâm cao hơn đối với vấn đề thương mại không công bằng của Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ được yêu cầu chi tiết hơn trong công tác báo cáo cũng như trong hành động để giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ gây ra tổn thương cho doanh nghiệp nội địa Mỹ. Một trong những nhiệm vụ của Bộ Tài chính Mỹ là phát hiện và công bố danh sách giám sát những quốc gia tiềm tàng khả năng thao túng tiền tệ.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể, gồm: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Trước đây, Mỹ đã nhiều lần có ý định muốn đưa vấn đề về thao túng tiền tệ vào luật pháp để loại trừ cạnh tranh không công bằng, tuy nhiên quan ngại chủ yếu nằm ở sự tương thích giữa luật pháp Mỹ và các nghĩa vụ với WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới).
Nhưng dưới thời của Tổng thống Trump, những vấn đề này nhanh chóng được dẹp bỏ bằng cách ban hành một quy định mới, theo đó các quốc gia có đồng tiền bị định giá thấp sẽ được coi là một khoản trợ cấp có lợi cho các doanh nghiệp nước đó.
Chính thức kể từ ngày 6/4/2020, luật mới của Mỹ cho phép các công ty Mỹ được phép nộp đơn khiếu nại lên Chính phủ Mỹ nhằm đạt được một biện pháp khắc chế thương mại không công bằng, như là một kiểu thuế đối kháng với sự trợ cấp.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone