Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kinh tế phúc lợi (welfare economics) là chuyên ngành chuẩn tắc của kinh tế học quan tâm đến vấn đề phải tổ chức hoạt động kinh tế như thế nào để tối đa hóa được sản lượng và công bằng xã hội.
Kinh tế phúc lợi sử dụng các đánh giá giá trị để đưa ra những nhận định như cần phải sản xuất cái gì, nêu tổ chức sản xuất như thế nào và cần phân phối thu nhập và của cải ra sao trong hiện tại và tương lai. Khó khăn nảy sinh ở đây là mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể có những đánh giá riêng của mình, tùy vào thái độ, tôn giáo, triết lý và chính kiến của anh ta.
Trong trường hợp này, các nhà kinh tế không thể tổng hợp các đánh giá giá trị cá nhân lại với nhau để tư vấn cho nhà hoạch định chính sách về những quyết định ảnh hưởng tới quá trình phân bổ nguồn lực, vì điều này có liên quan đến những so sánh ích lợi giữa các cá nhân. Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã cố gắng thiết lập một tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm sử dụng làm kim chỉ nam trong quá trình đánh giá chiều hướng phát triển thực sự của các nguồn lực kinh tế.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế cổ điển coi ích lợi là đại lượng đo được để phản ánh mức thỏa mãn của người tiêu dùng và các nhà kinh tế phúc lợi đầu tiên như Pigou quyết tâm đi theo hướng này. Vì vậy, họ đã nhận xét những thay đổi trong hoạt động kinh tế bằng cách khẳng định có sự gia tăng hay suy giảm của phúc lợi kinh tế.
Nhưng khi các nhà kinh tế cự tuyệt tư tưởng cho rằng ích lợi là cái có thể đo được, thì họ cảm thấy buộc phải chấp nhận quan điểm cho rằng phúc lợi kinh tế cũng không đo được và bất kỳ nhận xét nào về phúc lợi cũng chỉ là sự đánh giá gái trị, chịu sự tác động của sở thích cũng như thứ tự ưu tiên của người thực hiện đánh giá đó. Kết luận này dẫn tới sự tìm kiếm các tiêu chuẩn phúc lợi không cần tới những so sánh ích lợi giữa các nhân bằng cách đưa ra các đánh giá giá trị rõ ràng là liệu phúc lợi kinh tế có tăng lên hay không
Tiêu chuẩn đơn giản nhát được V.Pareto nêu ra. Theo ông thì mọi sự tái phân bổ nguôn fluwcj mà làm thay đổi việc sản xuất hay phân phối hàng hóa đều được coi là nâng cao phúc lợi nếu nó làm cho một số người tin rằng họ có lợi hơn mà không làm cho ai đó bị thiệt. Tiêu chuẩn Pareto này giúp chúng ta tránh được vấn đề so sánh giữa các cá nhân thông qua việc chỉ chú ý đến những trường hợp trong đó không ai bị thiệt. Điều không may là tiêu chuẩn này không được vận dụng được trong hầu hết các khuyết nghị chính sách có lợi cho một số người và có hại cho những người khác, nhưng không thể bù đắp cho họ
N.Kaldor và J.Hicks đã đưa ra tiêu chuẩn khác được gọi là nguyên tắc bù. Nguyên tắc này nói rằng mọi sự thay đổi hay tái tổ chức hoạt động kinh tế đều được coi là có lợi nếu sau khi có sự thay đổi, những người được lợi có thể bù toàn bộ thiệt thòi của người bị hại mà vẫn còn được hưởng phúc lợi cao hơn trước khi có sự thay đổi. Như vậy, tiêu chuẩn này chia ảnh hưởng của sự thay đổi thanh hai loại: lợi/hại về hiệu quả và các hậu quả đối với phân phối thu nhập. Nếu người được lợi đánh giá mức lợi của ình cao hơn mức thiệt mà người bị hại nghĩ rằng mình phải chị, thì cái lợi về hiệu quả sẽ biện hộ cho sự thay đổi, mặc dù trên thực tế không có sự tái phân phối thu nhập thông qua việc bù tiền cho người bị hại. Khi người được lợi từ một sự thay đổi đã bù đắp hoàn toàn cho người bị hại mà vẫn còn thu được một mức lợi ròng, thì đây chính là sự cải thiện theo tiêu chuẩn Pareto
Ngoài ra, khi thiết lập tiêu chuẩn phúc lợi, các nhà kinh tế (chẳng hạn P.Samuelson) đã tìm cách xây dựng một hàm phúc lợi xã hội cho phép chỉ ra hình thức tổ chức kinh tế nào tốt hơn. Hàm phúc lợi xã hội có thể được coi là hàm phúc lợi của môi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thiết lập hàm phúc lợi xã hội, người ta phải tổng hợp sở thích của tất cả mọi người tiêu dùng thành một hệ thống, sở thích ủa cộng đồng. Một số nhà kinh tế, chẳng hạn Kennet Arrow, đã nếu ra vấn đề là liệu có thể thể thiết lập một hệ thống sở thích nhất quán của cộng đồng hay không
Chẳng hạn, một cộng đồng có 3 người là 1, 2 và 3 muốn chọn 3 phương án chính sách khác nhau là A, B và C. Người thứ nhất thích A hơn B và B hơn C, suy ra anh ta thích A hơn C. Người thứ hai thích B hơn C và C hơn A, vậy anh ta thích B hơn A. Người thứ ba thích C hơn A và A hơn B, bởi vyaj anh ta thích C hơn B
Nếu tìm cách tổng hợp các sở thích nhất quán của ba cá nhân lại vơi snhau theo nguyên tắc đa số, chúng ta sẽ thấy rằng 2/3 thích A hơn B và 2/3 thích B hơn C, v.v... Vì vậy, theo logic thì sở thích xã hội phải biểu thị ở chỗ A được ưa thích hơn B. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với thực tế là 2/3 số người thích C hơn A
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.