'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/6, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết tham dự và chủ trì hội nghị. Đồng chủ trì có bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trần Tuấn Anh cho rằng, những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi là rất toàn diện, thể hiện được sự thành công từ lựa chọn đột phá trong hướng đi của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ông Trần Tuấn Anh cũng nhất trí về những hạn chế mà báo cáo của tỉnh đã thẳng thắn chỉ ra.
Đó là, kinh tế Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Dịch vụ cảng biển, vận tải biển chưa phát triển nhiều, chưa hiện đại, chi phí cao; hạ tầng du lịch còn yếu.
Cùng với đó, hạ tầng giao thông, đô thị chưa đồng bộ; đô thị phát triển chưa bền vững. Việc quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản còn nhiều thiếu sót. Tình trạng khai thác đá, sỏi, cát trái phép còn diễn ra nhiều nơi. Phát triển văn hóa, xã hội chưa đồng bộ với phát triển kinh tế. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân…
“Những hạn chế kể trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là nhân lực trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Năng lực quản lý, điều hành của một số cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở còn hạn chế; việc tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của cấp trên chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới để phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, du lịch là ngành kinh tế quan trọng đối với Quảng Ngãi. Vì vậy, đề nghị các hoạt động kết nối du lịch của Quảng Ngãi không chỉ với các tỉnh, thành trong tiểu vùng, vùng mà phải đi xa hơn tới các tỉnh, thành trên cả nước.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh về việc môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ngãi những năm gần đây bị giảm sút, huy động nguồn vốn đầu tư còn thấp… Vì vậy, Quảng Ngãi cần phải quan tâm.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Quảng Ngãi cần phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của tỉnh là một trong các cửa ngõ giao thương quốc tế, nhất là liên kết khu vực Nam Quảng Ngãi - Bắc Bình Định và Quảng Ngãi - Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, tiếp tục huy động nguồn lực đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển, hạ tầng tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng dùng chung mang tính kết nối vùng và liên vùng như: dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa bàn các tỉnh trong vùng; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi và đoạn tỉnh Quảng Ngãi đi Kon Tum; phát triển hệ thống logistics tại vùng duyên hải miền Trung; nâng cấp, hoàn thiện tuyến đường sắt Bắc – Nam…
Ngoài ra, Quảng Ngãi cũng cần xúc tiến việc đầu tư sân bay Lý Sơn, đẩy mạnh huy động, thu hút các nguồn lực phát triển các đô thị nhất là các đô thị ven biển, quan tâm đầu tư hạ tầng để nâng cấp một số thị trấn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.