Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nông Cổ Mín Đàm được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, xuất bản lần đầu vào ngày 1/8/1901 tại Sài Gòn. Báo có khổ 20×30 cm, tổng cộng 8 trang, ban đầu phát hành thứ năm hằng tuần, về sau tăng lên 3 số/tuần.
Tờ báo do Paul Canavaggio, một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút đầu tiên là ông Lương Khắc Ninh.
Thông qua mục Thương cổ luận trên báo, ông Lương Khắc Ninh chủ trương cổ động mạnh mẽ cho việc phát triển nghề nông, đồng thời hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách giao thương buôn bán và khuyến khích, kêu gọi họ đoàn kết để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều.
Ông cũng không ngần ngại phân tích, mổ xẻ trên báo chí những thói hư tật xấu của người Việt trong lĩnh vực thương nghiệp và kể cả tư duy, hành xử trong cuộc sống. Mục đích là để chỉ ra những điểm hạn chế, ngăn cản dân tộc trên bước đường canh tân.
Tờ báo ra đời góp phần thúc đẩy việc phát triển nền báo chí và văn học chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trải qua 20 năm tồn tại, sau khi phát hành số ra ngày 4/11/1921 thì Nông Cổ Mín Đàm bị đình bản.
Ở Hà Nội, cũng có những tờ báo tương tự của các nhà kinh doanh báo chí rất chuyên nghiệp như Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hóa Nhật Báo,… Trong bối cảnh đất nước đang là thuộc địa của thực dân Pháp, các tờ báo luôn có khuynh hướng dân tộc và yêu nước.
Nó trở thành diễn đàn kêu gọi canh tân và cơ quan ngôn luận của hội Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỷ XX. Những bài viết trong đó thể hiện lòng khao khát kinh doanh trong một thị trường tự chủ, mong ước xây dựng một nền kinh tế bản địa cùng với sự hình thành của giới công thương.
Tờ Đăng Cổ Tùng Báo là sự chuyển đổi của tờ công báo “Đại Nam Đồng Văn” gắn liền với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, nói lên tinh thần chấn hưng nền kinh tế và coi đó như là một biểu hiện của tinh thần dân tộc và yêu nước.
Chủ bút là ông Nguyễn Văn Vĩnh. Ngay trong số đầu tiên ra ngày 28/03/1907, Đăng Cổ Tùng Báo đã có một bài rất hay. Nguyễn Văn Vĩnh nêu đại ý, để có được nhiều người giàu có, thì phải có kỹ nghệ, khoa học và công nghiệp, chứ không phải nhờ vào những đồng tiền do làm quan mà có. Chỉ riêng bài này cũng cho thấy rằng mong muốn canh tân và thay đổi đất nước như thế nào.
Sau một thời kỳ báo chí Việt Nam được hưởng những không khí dân chủ của thời kì “Mặt trận Bình dân” (1936 – 1939), một bộ phận của những nhà hoạt động báo chí cánh tả có khuynh hướng cộng sản cùng các nhà báo yêu nước thì báo chí Việt Nam lại bước vào thời kì đen tối của khủng hoảng kinh tế và khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sự đầu hàng của thực dân Pháp trước phát xít Nhật đã tìm mọi cách để thủ tiêu mọi chính sách tự do báo chí,…
Đến thời điểm trước Cách mạng tháng Tám 1945, xuất hiện nền báo chí cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc. Nổi bật trong số đó là tờ Thanh Nghị.
Báo Thanh Nghị xuất hiện trên văn đàn vào tháng 5/1941. Nhóm những người làm tờ báo Thanh Nghị ngay từ đầu đã nêu rõ mục đích của tờ báo là tập hợp những anh em trí thức tạm thời làm báo để rèn chí luyện gan, tích lũy kiến thức hướng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng nền chính trị quốc gia và kinh tế quốc dân đã được bàn thảo giữa những cây bút lớn, mà nhiều người sau đó đã trở thành thành viên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.