Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo

Tiểu Vy - 01/10/2024 18:01 (GMT+7)

(VNF) - Chỉ trong 9 tháng, giá trị nhập khẩu gạo đã lên tới gần 1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam chạm mốc tỷ USD.

Tháng 9 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta tăng vọt 154,2% so với tháng cùng kỳ năm ngoái, đạt 117 triệu USD.

Lũy kế 9 tháng năm nay, nước ta đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng mạnh 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là con số cao kỷ lục lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023.

Nếu theo tốc độ nhập khẩu như hai tháng vừa qua, năm 2024, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này có thể lên tới 1,3 tỷ USD.

Một số ý kiến thắc mắc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới sao lại phải chi lượng tiền lớn để nhập mặt hàng này mỗi năm.

Trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở,... Do đó, vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo

Từ năm ngoái đến nay, nhiều thời điểm giá gạo của Việt Nam vượt xa các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Pakistan.

Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm nay ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, giá gạo nhập khẩu về đến Việt Nam phổ biến trong khoảng 480-500 USD/tấn.

Những năm gần đây, nông dân cũng dần chuyển sang trồng giống gạo thơm, gạo chất lượng cao. Giá những loại gạo này trên thị trường rất cao. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Do đó, với khoảng cách chênh lệch lớn giữa gạo trong nước và nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn gạo ngoại nhập có lợi hơn.

Ngoài ra, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.

Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ cho biết, từ giờ đến cuối năm, nước ta chỉ còn vụ thu đông, song là vụ có sản lượng ít nhất trong năm. Điều đó cho thấy, nguồn cung gạo dành cho xuất khẩu không còn nhiều.

Chưa kể, vừa qua có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là "vựa lúa gạo” để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa.

Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.

Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn, vị giám đốc này nhận định.

Cùng chuyên mục
Ông Nguyễn Hoàng Hải tiếp tục làm quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Nguyễn Hoàng Hải tiếp tục làm quyền Tổng giám đốc Eximbank

(VNF) - Thông báo mới nhất của Eximbank cho biết, ông Nguyễn Hoàng Hải tiếp tục giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc trong vòng 3 năm tới.

Đất Đà Lạt, muốn tách thửa diện tích phải lớn hơn 40m2

Đất Đà Lạt, muốn tách thửa diện tích phải lớn hơn 40m2

(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chi 340 triệu USD đào tạo 13.880 người vận hành

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chi 340 triệu USD đào tạo 13.880 người vận hành

(VNF) - Để phục vụ công tác vận hành và khai thác dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến cần khoảng 13.880 người, nhân lực làm việc trong các cơ quan quản lý khoảng 700 người.

Imexpharm: Bán bớt tài sản dồn tiền xây tổ hợp dược phẩm 1.500 tỷ đồng

Imexpharm: Bán bớt tài sản dồn tiền xây tổ hợp dược phẩm 1.500 tỷ đồng

(VNF) - Imexpharm mới đây đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc triển khai dự án Tổ hợp nhà máy dược phẩm Cát Khánh tại Đồng Tháp.

Tuần lễ Vàng không phá nổi 'bóng ma' ảm đạm của kinh tế Trung Quốc

Tuần lễ Vàng không phá nổi 'bóng ma' ảm đạm của kinh tế Trung Quốc

(VNF) - Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đón nhiều du khách hơn trong Tuần lễ Vàng, nhưng những khó khăn kinh tế dai dẳng của nước này có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tổng chi tiêu trong mùa nghỉ lễ này.

50.000 nhân viên bốc xếp đình công, kinh tế Mỹ tắc nghẽn và rối loạn

50.000 nhân viên bốc xếp đình công, kinh tế Mỹ tắc nghẽn và rối loạn

(VNF) - Bắt đầu từ ngày 1/10 (giờ địa phương), gần 50.000 thành viên của Hiệp hội công nhân bốc xếp quốc tế (ILA) đã đình công tại các cảng ở Bờ Đông và Bờ Vịnh Mỹ, làm tắc nghẽn dòng chảy của nhiều hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia này.

Chứng khoán Việt gặp cảnh 'bước tới nghìn ba bỗng… mất đà'

Chứng khoán Việt gặp cảnh 'bước tới nghìn ba bỗng… mất đà'

(VNF) – Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 vốn dĩ đã nhiều lần lỡ hẹn với mốc 1.300 điểm, thời gian gần đây lại liên tục công phá mốc này nhưng chưa thành.

Mỗi năm chuyển 1 tỷ USD ra nước ngoài: Tính cách tăng phần giữ lại trong nước

Mỗi năm chuyển 1 tỷ USD ra nước ngoài: Tính cách tăng phần giữ lại trong nước

(VNF) - Thị trường tái bảo hiểm Việt Nam được cho là còn nhiều dư địa phát triển khi nền kinh tế đang có độ mở cao và nhu cầu về bảo hiểm tăng thêm. Do đó, các DN tái bảo hiểm đang có lộ trình tăng dần tỷ lệ giữ lại trong nước và đầu tư cho phát triển bền vững ESG

Chủ dự án The Maris Vũng Tàu: Đem 95% tài sản đi đầu tư, nhận về thua lỗ nặng nề

Chủ dự án The Maris Vũng Tàu: Đem 95% tài sản đi đầu tư, nhận về thua lỗ nặng nề

(VNF) - Công ty Cổ phần Trùng Dương (TDG Group) – chủ dự án The Maris Vũng Tàu, được xem là một tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản Vũng Tàu, gây bất ngờ với kết quả kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm qua.