'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
PVN, cổ đông lớn nhất của PTSC đã chấp thuận đơn vị này bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.
Thực tế thì PTSC không phải "tay mơ" trong lĩnh vực điện gió, doanh nghiệp này đã tăng tốc tham gia cung cấp dịch vụ cho phần lớn các dự án điện gió gần bờ tại khu vực Tây Nam Bộ như vận chuyển, lắp đặt tháp, turbine gió, rải cáp ngầm.
Bên cạnh đó, PTSC cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển nhân sự, thiết bị vận hành và bảo dưỡng tại dự án điện gió Bình Đại – Bến Tre và dự án điện gió tại Trà Vinh.
Hiện PTSC đang thực hiện hợp đồng cung cấp, lắp đặt và vận hành phao nổi FLIDAR đo gió, thủy văn cho dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long của khách hàng Enterprize Energy tại khu vực biển Bình Thuận.
Tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp này đã thắng thầu quốc tế gói thầu thiết kế, mua sắm và chế tạo 2 trạm biến áp ngoài khơi (offshore substation – OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 và 3 tại Đài Loan.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ, tại Bà Rịa- Vũng Tàu, mới đây ông Lê Mạnh Cường, Tổng giám đốc PTSC, đã đề nghị với đoàn công tác của Quốc hội về việc ủng hộ cho PTSC được đầu tư, kinh doanh lĩnh vực điện gió, trước thực trạng các tập đoàn nước ngoài đang tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực này.
“Việc tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi sẽ là mắt xích cuối cùng để hoàn thiện chuỗi giá trị của một dự án điện gió chuyên nghiệp bao gồm: Khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.
Vòng đời của một dự án điện gió ngoài khơi kéo dài từ 25 - 30 năm, sẽ tạo doanh thu, việc làm ổn định cho các bộ công nhân viên PTSC sau một thời gian dài suy giảm các dự án dầu khí mới trong nước và khu vực”, TGĐ Lê Mạnh Cường chia sẻ.
Tương tự, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, một thành viên của PVN cũng đã gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Công thương và đoàn công tác của Quốc hội để được chính thức đầu tư kinh doanh điện gió ngoài khơi.
Hiện nay, đơn vị này với kinh nghiệm xây lắp, thi công ngoài khơi đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn (đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners), nhằm khảo sát địa chất ngoài khơi quan trọng trị giá nhiều triệu USD.
Theo hợp đồng này, Vietsovpetro sẽ hợp tác với các nhà thầu phụ là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Công ty TNHH Fugro Singapore tiến hành thu thập các mẫu đất đá nằm sâu dưới đáy biển.
Các mẫu này sẽ được kiểm tra trong các phòng thí nghiệm cấp cao và được sử dụng để xây dựng mô hình mặt đất chi tiết của đáy biển nằm trong khu vực trang trại điện gió.
Gỡ khó cho PVN và các đơn vị thành viên
Không chỉ có doanh nghiệp con quan tâm tới lĩnh vực điện gió ngoài khơi mà trên tổng thể, PVN cũng đang coi đây là một hướng đi mới trong quá trình phát triển của mình.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam Đỗ Chí Thanh cho biết, trong chiến lược phát triển, bên cạnh lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo cũng là một trong những định hướng phát triển của PVN.
“Với kinh nghiệm nhiều năm trong các hoạt động ngoài khơi cùng tiềm năng, lợi thế của mình, PVN tin tưởng sẽ đảm nhiệm và hoàn thành tốt các dự án điện gió ngoài khơi lớn trong thời gian tới”, ông Thanh nói.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng “Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” đã giới hạn các đơn vị chỉ hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu khiến PVN và các đơn vị thành viên gặp khó.
Trả lời kiến nghị của lãnh đạo PVN tại cuộc làm việc mới đây với đoàn công tác của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, kiến nghị của PVN trong việc đầu tư lĩnh vực điện gió là hoàn toàn xác đáng.
Trong lĩnh vực dầu khí thì dầu và khí là loại tài nguyên không tái tạo, PVN và các đơn vị thành viên tìm hướng mới để phát triển là hợp lý.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, trong quá khứ khi mở rộng đầu tư phát triển ngoài ngành đã có quá nhiều các đơn vị gặp sự cố.
Chính vì thế Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị đã giới hạn các đơn vị chỉ được hoạt động trong lĩnh vực chủ chốt. Do đó, muốn giải quyết được bài toán này PVN cần khẩn trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và từ tổng kết đó, đề xuất các giải pháp mới.
Tại cuộc làm việc, một số chuyên gia tài chính và ĐBQH cũng ủng hộ kiến nghị đầu tư điện gió của PVN và các đơn vị thành viên và cho rằng PVN đầu tư phát triển điện gió là thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày càng nhanh trên thế giới, đồng thời phát huy thế mạnh của các đơn vị thành viên đã giàu kinh nghiệm xây lắp, sản xuất, kinh doanh ngoài khơi.
Nhiều tập đoàn nước ngoài đang đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực điện gió. Điển hình là Tập đoàn Equinor của Na Uy muốn đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam vì cho rằng đây là một thị trường nhiều hứa hẹn. Hiện tại, Equinor đang xây dựng cánh đồng gió lớn nhất thế giới ngoài khơi Vương quốc Anh. Theo thông tin từ Tập đoàn UPC của Mỹ, tập đoàn này sẽ đầu tư các dự án điện gió (trên bờ, gần bờ), điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD. UPC được biết đến là nhà phát triển, sở hữu, vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới, với hơn 20 năm kinh nghiệm trên toàn cầu trong việc tiên phong xây dựng các dự án năng lượng gió, mặt trời. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.