Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi 4 đề nghị cấp bách tới Quốc Hội

Nam Phương - 07/07/2022 17:16 (GMT+7)

(VNF) - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Chí Thanh đã nêu 4 kiến nghị cấp bách tới lãnh đạo Quốc hội trong buổi làm việc chiều 7/7.

VNF
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Chí Thanh.

Chiều 7/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và đoàn công tác gồm Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đến thăm và làm việc với Liên doanh dầu khí Việt-Nga (Vietsopetro).

Tại buổi làm việc, Phó tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh đã nêu 4 kiến nghị cấp bách với lãnh đạo Quốc hội.

PVN mong muốn được đầu tư điện gió ngoài khơi

Ông Đỗ Chí Thanh cho biết 6 tháng đầu năm 2022, PVN duy trì ổn định sản lượng khai thác, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, nộp ngân sách Nhà nước 66,1 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, khai thác dầu thô đạt 5,48 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 63% kế hoạch năm 2022; bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản lượng khai thác khí đạt 4,13 tỷ m3 bằng 88% kế hoạch 6 tháng và bằng 45% kế hoạch năm, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất điện đạt 7,95 tỷ kWh, bằng 83% kế hoạch 6 tháng và bằng 41% kế hoạch năm, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất đạm đạt 931,5 nghìn tấn, vượt 8% kế hoạch 6 tháng và bằng 55% kế hoạch năm, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất xăng dầu (không gồm NSRP) đạt 3,38 triệu tấn, vượt 7% kế hoạch 6 tháng và bằng 55% kế hoạch năm, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 47,9 nghìn tỷ đồng vượt 4,6 lần kế hoạch, vượt 96% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,0 lần so với cùng kỳ 2021.

Tuy nhiên, PVN vẫn phải đối diện với 4 khó khăn đó là khó khăn về phạm vi hoạt động của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khó khăn do xu hướng chuyển dịch năng lượng, do cơ chế chính sách đặc thù cho ngành dầu khí, khó khăn về thị trường.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Để tiếp tục đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo, là trụ cột kinh tế đất nước, Tập đoàn PVN nêu 4  kiến nghị cấp bách như sau:

Thứ nhất, PVN đề nghị Quốc hội tiếp tục xem xét, ủng hộ các kiến nghị chi tiết về dự thảo Luật dầu khí sửa đổi đã trình bày trước Quốc hội, Ủy ban kinh tế Quốc hội tại các phiên họp, thảo luận vừa qua.

Thứ hai, ủng hộ PVN và các đơn vị của PVN đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi nhằm thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày càng nhanh trên thế giới.

Thứ ba, hỗ trợ PVN tháo gỡ các khó khăn liên quan đến công tác quản trị, quản lý hoạt động của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Đề nghị Quốc hội trao đổi với lãnh đạo Quốc hội Cô Oét về thực trạng quản lý điều hành yếu kém của NSRP, nguyên nhân cốt lõi dẫn tới khó khăn hiện nay để có ý kiến với nhà đầu tư Cô Oét phối hợp chặt chẽ với PVN trong công tác tái cấu trúc NSRP theo đúng bản chất kinh tế trong thời gian sớm nhất.

Thứ tư, đề nghị Quốc hội ban hành cơ chế chính sách quy định về đầu tư, quản lý vận hành hệ thống Kho Dự trữ Quốc gia về nguyên liệu dầu thô và các sản phẩm xăng dầu để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất của PVN tham gia vào các hoạt động này.

Vietsovpetro đề nghị lợi nhuận hạch toán về PVN

Báo cáo với Phó chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Đức Hải, đại diện của Liên doanh dầu khí Việt- Nga (VSP) cho biết, hiện còn nhiều xung đột, chồng chéo trong áp dụng Luật Dầu khí và các Luật khác liên quan như Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong quá trình triển khai công việc, thời gian phê duyệt đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, đặc biệt là khi triển khai các dự án phát triển mỏ.

Các dự án có quy mỏ nhỏ, hiệu quả cận biên chưa có cơ chế ưu đãi thỏa đáng để có thể phát triển dự án nhằm tận thu nguồn tài nguyên.

Quy trình, thủ tục liên quan đến phát triển mỏ còn bất cập, nhất là đối việc tính toán hiệu quả kinh tế khi phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên nằm trong cùng lô 09-1.

Những mỏ này nếu xem xét như những mỏ độc lập thì có thể không có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên nếu xem xét trong bối cảnh sử dụng tài sản sẵn có (đặc biệt những tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng), cơ sở hạ tầng của mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác trong tổng thể lô 09-1 thì vẫn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế (thuế tài nguyên…).

Đại diện của Vietsopetro kiến nghị Quốc hội xem xét sớm phê chuẩn Luật Dầu khí sửa đổi trong đó tập trung vào các giải pháp thu hút đầu tư và xác định vai trò vị trí của PVN theo nguyên tắc tăng cường phân cấp phân quyền, cải thiện thủ tục hành chính trong hoạt động dầu khí.

Vietsopetro đề nghị Chính phủ xem xét giao cho PVN là cơ quan quản lý nhà nước đối với LD Việt-Nga và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Các bộ, ngành liên quan tham gia quản lý Vietsopetro thông qua người đại diện của mình trong Hội đồng Vietsopetro. Khi vốn điều lệ của Vietsopetro có phần góp vốn của phía Việt Nam đã ghi vào vốn lệ của PVN thì lợi nhuận thu được phải được hạch toán và chuyển về PVN.

Vietsovpetro cũng mong muốn được mở rộng hoạt động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam nhằm sử dụng các nguồn lực hiện có về cơ sở vật chất cũng như nguồn tài chính hiện hữu và cho phép đơn vị này tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi…

Đối với Vietsovpetro, việc sửa đổi Luật Dầu khí có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, lập và triển khai các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi vậy lãnh đạo Vietsovpetro mong mỏi Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua, các văn bản dưới luật cũng sẽ được hoàn thiện sớm, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

(VNF) - Trung tâm Giáo dục, dạy nghề 05 - 06 cũ ở Đà Nẵng bỏ hoang hơn một thập kỷ. Thành phố đã thống nhất chủ trương thanh lý tài sản tại trung tâm để khai thác quỹ đất này trong thời gian tới.

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.