Cảnh báo rủi ro xuất khẩu, WB dự báo GDP Việt Nam đạt 6,8% trong 2025
(VNF) - Ngân hàng Thế giới dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,8% vào năm 2025, đồng thời lưu ý rằng triển vọng không chắc chắn của thương mại toàn cầu là một rủi ro đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu.
Tăng trưởng 6,8% trong năm 2025
Ngày 12/3, Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế Điểm lại mới nhất, trong đó đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP 6,8% cho năm 2025 và 6,5% cho năm 2026 với Việt Nam.
Mức tăng trưởng 6,8% của WB thấp hơn mục tiêu tăng trưởng chính thức của chính phủ Việt Nam là ít nhất 8,0% trong năm nay và mức tăng trưởng 7,09% của năm ngoái.
Chia sẻ về việc dự báo của WB thấp hơn so với mức tăng trưởng được chính phủ đặt mục tiêu, ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết các dự báo được đưa ra dựa trên những dữ liệu kinh tế mới nhất được thu thập.
Theo ông Andrea, trong 2 tháng đầu năm 2025, một số dữ liệu về xuất khẩu hàng hóa cũng như cam kết FDI mới đều cho thấy sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2024, đây là những yếu tố cần thận trọng khi xem xét hiệu quả kinh tế cho năm nay.
Mặc dù vậy, mục tiêu 8% vẫn có thể đạt được, phụ thuộc vào một số điều kiện như môi trường toàn cầu thuận lợi, song song với việc Việt Nam cần chú ý về lãi suất so với toàn cầu và chính sách tài khóa.

Theo các chuyên gia WB, do độ mở của kinh tế Việt Nam rất lớn, các yếu tố bất định chính bao gồm tăng trưởng toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là ở các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), và Trung Quốc.
Những diễn biến đó, bao gồm những bất định gia tăng do chuyển hướng chính sách thương mại, cả sự chia rẽ ngày càng sâu sắc về thương mại, có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng của Việt Nam.
Ngoài ra, nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với rủi ro từ việc Mỹ áp thuế đối với các đối tác thương mại của mình và rủi ro của một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
Ngân hàng Thế giới cho biết tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống còn 12,1% trong năm nay, từ mức tăng trưởng 14% vào năm 2024 và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2026 do dự kiến kinh tế Trung Quốc và Mỹ sẽ chậm lại và do triển vọng thương mại toàn cầu không chắc chắn.
"Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hai năm tới, nhưng có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng", bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết.
Lạm phát được dự báo ở mức 3,5% trong năm nay, thấp hơn mục tiêu 4,5 - 5% cho năm 2025.

Đầu tư nước ngoài và thương mại dự kiến vẫn là những động lực tăng trưởng quan trọng trong các năm 2025 - 2026, nhưng trong điều kiện bất định gia tăng. Tài khoản vãng lai được dự báo vẫn đạt thặng dư, chủ yếu nhờ cán cân thương mại hàng hóa.
Trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được cho là vẫn ổn định trong ngắn và trung hạn, do các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đến Việt Nam.
Theo World Bank, dòng FDI dự kiến sẽ được duy trì ở mức khoảng 25 tỷ USD trong năm 2025.
Cần đẩy mạnh đầu tư công
Mặc dù nền kinh tế được dự báo sẽ đạt tăng trưởng vững chắc trong các năm 2025- 2026, nhưng tình trạnh thiếu hụt hạ tầng như hiện nay đòi hỏi phải đầu tư mạnh mẽ hơn, theo WB.
Dư địa tài khóa hiện nay cho phép dành nguồn lực cần có cho những dự án hạ tầng để đảm bảo động lực tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Quản lý tối ưu đầu tư công cần được thực hiện song hành với đẩy mạnh đầu tư - trong các lĩnh vực như năng lượng, hậu cần (logistics), và giao thông vận tải - nhằm đảm bảo triển khai đầu tư đảm bảo hiệu suất, đúng kế hoạch và theo thứ tự ưu tiên.
Các chuyên gia WB cũng khuyến nghị Việt Nam giảm nhẹ rủi ro và nguy cơ dễ tổn thương trong khu vực tài chính.
Theo đó, cấp có thẩm quyền có thể khuyến khích các ngân hàng cải thiện hệ số an toàn vốn và tăng cường khung thể chế về giám sát an toàn (bao gồm để phát hiện và xử lý vấn đề phát sinh do ngân hàng liên kết với các tập đoàn doanh nghiệp) và can thiệp sớm (sớm xác định vấn đề và ngăn ngừa khủng hoảng).

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện khả năng thích ứng về năng lượng nhằm giảm nhẹ rủi ro về nguồn cung, gây cản trở tăng trưởng.
Để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, việc cải cách cơ cấu là điều kiện cần. Thep đó, cải cách cơ cấu nhằm tăng cường môi trường pháp lý trong những ngành dịch vụ "xương sống" (CNTT, truyền thông, GTVT), để chuyển đổi xanh nền kinh tế, cải thiện nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh.
Song song với đó, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa thương mại (cả về thị trường và sản phẩm) đồng thời tăng cường hội nhập thương mại khu vực theo chiều sâu và khả năng kết nối cũng sẽ làm giảm nguy cơ khi thương mại toàn cầu bị chia rẽ và đảm bảo nền kinh tế có khả năng chống chịu tốt hơn.
Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao tỷ lệ tham gia của các cơ sở cung ứng trong nước cho các doanh nghiệp FDI, là cách để đảm bảo hội nhập thương mại đem lại đóng góp nhiều hơn nữa cho Việt Nam.
WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã
(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số
(VNF) - Nhấn mạnh phải phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số.
'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
Bộ Công Thương đề nghị Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện
(VNF) - Bộ Công Thương đề nghị TP. Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để xây dựng trung tâm điều hành mới.
Bộ Công an xây dựng sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia
(VNF) - Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia.
Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025
(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.
Đề nghị truy tố Hậu 'Pháo' - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn
(VNF) - Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố 3 tội danh.
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhận hối lộ 50 tỷ đồng
(VNF) - Cơ quan điều tra cáo buộc bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhận hối lộ 50 tỷ trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bắc Ninh: Dừng đề án lên thành phố trực thuộc Trung ương
(VNF) - Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về đề nghị cho tạm dừng thực hiện xây dựng đề án thành lập thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương.
Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025?
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
'Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh'
(VNF) - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp mới xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: 'Phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, đáy biển'
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
Vĩnh Phúc dự kiến mỗi tháng khởi công một dự án NƠXH
(VNF) - Dự kiến từ nay tới hết tháng 8, mỗi tháng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ khởi công một dự án nhà ở xã hội.
Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã
(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.