Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, vừa chủ trì họp xem xét dự thảo báo cáo giải trình theo đề nghị của Hội đồng thẩm định liên ngành của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh này đang thảo luận, thống nhất các vấn đề Hội đồng thẩm định liên ngành của Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm rõ về nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án thành phần 2 khi dự án có sự tham gia góp vốn từ ngân sách nhà nước gồm: thủ tục pháp lý, thẩm quyền đầu tư; hình thức đầu tư; quy mô dự án theo quy hoạch; đánh giá hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn; năng lực tài chính của nhà đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng…
UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất điều chỉnh dự án thành phần 2 theo hướng điều chỉnh về quy mô. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ giải phóng mặt bằng quy mô 6 làn xe, triển khai thi công nền đường 17m, mặt đường rộng 16m (4 làn xe) chiều dài 43km. Riêng các đoạn đào sâu, đắp cao, gia cố mái ta luy, xử lý nền đường đất yếu thực hiện đầu tư với quy mô 6 làn xe có nền đường rộng 32m. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.
Giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn thiện) thực hiện sau năm 2025, đầu tư hoàn thiện 6 làn xe cao tốc đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 19km.
Dự toán tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 tổng mức đầu tư đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng là 6.648 tỷ đồng và giai đoạn 2 hoàn chỉnh là 7.418 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn và phương án tài chính thực hiện dự án giai đoạn 1 gồm: vốn ngân sách nhà nước dự kiến 3.300 tỷ đồng và vốn huy động của nhà đầu tư 3.348 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2 sau khi giai đoạn 1 đi vào vận hành khai thác là UBND tỉnh và nhà đầu tư sẽ nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện phù hợp tiến trình đầu tư dự án theo quy hoạch.
Lãnh đạo tỉnh cho biết dự thảo báo cáo giải trình có sự tham mưu của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để phù hợp với quy hoạch về phát triển đường cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt là cấp thiết. Về tốc độ thiết kế, theo phương án điều chỉnh thống nhất tốc độ 100km/h và thực hiện đầu tư nền mặt đường giai đoạn 1 theo phương án lệch tim.
Liên quan đến dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, ngày 2/10, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết đã có văn bản gửi Tỉnh ủy Lạng Sơn, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn về việc đầu tư dự án.
Trong văn bản này, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết doanh nghiệp này là nhà đầu tư sở hữu 65,58% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
Theo Đèo Cả, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (dự án thành phần 1) đã hoàn thành, UBND tỉnh Lạng Sơn có vai trò là cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc quan trọng, cơ bản làm thay đổi phương án tài chính dự án và ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của các nhà đầu tư (khả năng mất vốn và khả năng trả nợ).
Tại dự án thành phần 2, Đèo Cả liên danh với các nhà đầu tư, gồm: Công ty Cổ phần Licogi 16 và Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh, góp vốn vào doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị (doanh nghiệp dự án) để triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án thành phần 2, Đèo Cả cho biết đã gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng tính khả thi cho dự án, các bên đã làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trung ương và địa phương để từng bước tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Kết quả đạt được là đã ghi vốn ngân sách trung ương bố trí cho dự án là 2.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Đèo Cả, ngày 10/3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn lại có báo cáo tham mưu cho tỉnh, trong đó đề nghị phương án tách phần nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư độc lập một đoạn tuyến đầu tư công do tỉnh chủ trì, phần còn lại để cho nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BOT và chỉ được thu phí trên đoạn tuyến đó, dẫn đến thời gian thu phí lên đến gần 40 năm.
Đề xuất này được Đèo Cả cho rằng là không phù hợp với các quy định của Luật PPP và chủ trương khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công - tư của Đảng và nhà nước.
"Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn đẩy hết tất cả rủi ro, trách nhiệm và khó khăn cho nhà đầu tư tự giải quyết các tồn tại trước đây với ngân hàng, nay lại tiếp tục gây khó khăn khi mà nguồn vốn chủ sở hữu hơn 400 tỷ đã góp từ hơn 3 năm nay đã được chi trả cho giải phóng mặt bằng, tư vấn thiết kế, thi công nhưng không đem lại hiệu quả do dự án bị đình trệ kéo dài", văn bản của Đèo Cả nêu rõ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.