Cấp bách chốt phương án vốn mới cho dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Anh Minh -
24/12/2020 10:11 (GMT+7)
Việc chuyển từ hình thức đầu tư BOT sang hình thức PPP, có sự tham gia của vốn nhà nước sẽ cởi nút thắt về vốn cho dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Hiện tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một “mạch hở” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa thể xác định thời điểm hoàn thành.
Nếu không có gì thay đổi, ngày mai (25/12), Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương để bàn về chủ trương điều chỉnh dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Đây là cuộc họp được lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn – Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và nhà đầu tư - Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đặt nhiều kỳ vọng về việc có thể sớm khởi động lại dự án thành phần 2, đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng sau một thời gian dài “đóng băng”.
Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đoạn tuyến này được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư.
Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khó khăn tiếp tục diễn ra với dự án này khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.
Sau 3 năm đình trệ, hiện áp lực phải sớm đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng không chỉ dồn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lạng Sơn, mà còn là nỗi lo lớn đối với chính Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
Được biết, mặc dù đã được đầu tư rất lớn, nhưng tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một “mạch hở” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa thể xác định thời điểm khởi công.
Do bị kết thúc “chơi vơi” cách TP. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến cung đường còn lại lên 2 đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải từ lâu.
“Việc bị “đứt gãy” nguyên một cung đường như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và chưa có cơ sở để kết nối và triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)”, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn lo ngại.
Trước đó, vào tháng 9/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh Dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cụ thể, dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ chuyển từ BOT không có vốn Nhà nước sang hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, có sự tham gia của vốn Nhà nước.
Cơ cấu nguồn vốn dự kiến tham gia trong Dự án PPP đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư 7.609 tỷ đồng gồm: vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác) là 3.609 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương của tỉnh Lạng Sơn là 1.000 tỷ đồng và vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ dự án trọng điểm, cấp bách của Quốc gia là 3.000 tỷ đồng.
“Cơ cấu nguồn vốn mới sẽ giúp tăng tính khả thi tài chính cho Dự án, từ đó thông các nút thắt về tín dụng cho công trình”, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, nguồn vốn ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý về mặt chủ trương, được Hội đồng nhân dân tỉnh cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương tham gia hỗ trợ dự án và đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Trong khi đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ dự án trọng điểm, cấp bách của Quốc gia trị giá 3.000 tỷ đồng cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về việc cân đối vốn cho dự án giai đoạn 2021-2025.
Đối với nguồn vốn tín dụng, UBND tỉnh Lạng Sơn xác nhận, ngân hàng đầu mối BIDV đã có ý kiến thẩm định và thống nhất vốn vay Ngân hàng tham gia là 2.000 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu do các nhà đầu tư huy động (hiện nay Nhà đầu tư đã huy động vốn góp 424 tỷ đồng để giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng, tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác).
Tính đến cuối tháng 8/2020, dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã hoàn thành công tác bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng, trích lục kiểm đếm đạt 100% khối lượng và bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư được 8,5/43,6 km (đạt 20%). Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương điều chỉnh cơ cấu vốn, dự án sẽ được khởi động lại chậm nhất vào quý I/2021 và hoàn thành trong năm 2023 và đưa vào khai thác trong năm 2024 để phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn cho dự án.
Được biết, dự án thành phần 2 có tổng chiều dài tuyến 43km. Điểm đầu tại Km1+800 (cửa khẩu Hữu Nghị), điểm cuối tại Km44+749,67 (nối tiếp đoạn cao tốc Bắc Giang– Lạng Sơn đang khai thác).
Dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh rộng 22m, phân kỳ mặt đường theo quy mô 4 làn xe và 2 làn xe, gồm: đoạn Km1+800 (cửa khẩu Hữu Nghị) - Km17+420 có nền đường rộng 22m, mặt đường rộng 12,50m; đoạn Km17+420 (giao với Quốc lộ 4B thuộc TP. Lạng Sơn) - Km44+749,67 (Chi Lăng), nền đường rộng 22m, mặt đường rộng 16 m, gồm 4 làn xe.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra loạt tồn tại, sai phạm tại dự án Đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán do Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 678 tỷ đồng.
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
(VNF) - Tiếp nối những tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng, y tế và giáo dục tại Hà Nam, ngày 31/3, hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh nhiệt huyết đã quy tụ tại sự kiện kick-off “Kích hoạt tâm điểm sắc màu” để chào đón dòng căn hộ mới Park Residence thuộc đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
(VNF) - Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, TS Cấn Văn Lực cho rằng vốn không phải là vấn đề lớn. Điểm nghẽn chủ yếu nằm ở tư duy, nguồn cung và quy trình thực hiện.
(VNF) - Việc hàng loạt đại dự án xuất hiện đã làm thị trường bất động sản Long An trở nên sôi động. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra lo ngại thị trường có thể bị “bội thực” do nguồn cung quá nhiều.
(VNF) - Việc thay đổi địa giới hành chính thường đi kèm với sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, hệ thống hạ tầng và chính sách quản lý đất đai. Những yếu tố này có thể tạo ra những biến động đáng kể về giá cả và cơ hội đầu tư bất động sản.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.
(VNF) - Đầu tháng 2/2025, TP. Thủ Đức công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP. HCM và vùng Đông Nam bộ. Từ đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà bứt phá trong thời gian tới.
(VNF) - Có doanh nghiệp năm trước lãi kỷ lục, năm nay giảm kế hoạch hơn 90%; có doanh nghiệp năm trước tồi tệ nhất lịch sử, năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng bằng lần; có doanh nghiệp tự tin tung tăng vào thời kỳ mới, lại có đơn vị lại thận trọng, co cụm vì thấy rủi ro… đó là những màu sắc đối lập khi xem xét tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của các doanh nghiệp địa ốc.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra loạt tồn tại, sai phạm tại dự án Đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán do Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 678 tỷ đồng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.