Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại buổi toạ đàm “Tháo gỡ đình trệ vận tải hàng hóa do Covid-19 cách nào?”, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết khái niệm "luồng xanh" hiện nhiều người vẫn chưa hiểu hết và còn thấy rất mới.
Theo bà Hiền, luồng xanh vận tải được triển khai khi các địa phương thực hiện giãn cách, cách ly theo Chỉ thị 16. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, yêu cầu cần có giải pháp đột phá tạo điều kiện cho phương tiện lưu thông thuận lợi, nên cần xây dựng luồng xanh.
“Hiểu một cách đơn giản, các phương tiện được đi trên một số tuyến giao thông cụ thể và trên tuyến đó sẽ được tạo điều kiện thuận tiện để lưu thông”, bà Hiền nói.
Đại diện Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết việc cấp thẻ nhận diện để các phương tiện lưu thông luồng xanh được các Sở GTVT triển khai thực hiện và TP. HCM là địa phương thực hiện đầu tiên. Các doanh nghiệp, phương tiện khi được Sở GTVT cấp thẻ nhận diện có mã QR Code để vận chuyển hàng hoá thiết yếu vào thành phố khi TP HCM thực hiện giãn cách xã hội.
Hệ thống này thông qua phần mềm quản lý, doanh nghiệp không phải đến cơ quan quản lý Nhà nước mà chỉ cần gửi thông tin qua email, zalo. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ xem xét hành trình, từ đó trả kết quả cấp thẻ nhận diện cho doanh nghiệp qua email, zalo.
Doanh nghiệp tra cứu qua mã QR Code mà Sở GTVT đã chuyển để tự in giấy nhận diện, có thông tin cụ thể về hành trình chuyến đi, thông tin về phương tiện.
Gần 55.000 thẻ luồng xanh được cấp
Cũng theo đại diện của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, hiện trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và theo báo cáo từ các Sở GTVT địa phương, cả nước đã cấp gần 55.000 thẻ luồng xanh cho các phương tiện lưu thông.
Kể từ khi thành phố Hà Nội triển khai giãn cách theo Chỉ thị 16, số lượng phương tiện đăng ký giấy nhận diện luồng xanh tăng rất cao, gây nên sự quá tải đột ngột, tạm thời với cơ quan quản lý nhà nước. Vì lẽ đó, Sở GTVT Hà Nội hiện đang nhận rất nhiều hồ sơ và đang rất nỗ lực làm ngày làm đêm để giải quyết nhanh nhất.
“Hệ thống có trữ lượng nhất định, nên nếu có sự chậm trễ trong việc trả kết quả qua phần mềm, rất mong doanh nghiệp có sự chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước”, phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục đường bộ Việt Nam nói.
Lái xe có thể là tác nhân đưa mầm bệnh ra cộng đồng
Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết phía Tổng cục đã làm việc với Bộ Y tế, các cơ quan, địa phương, đề nghị khi phương tiện có giấy nhận diện, đi qua các chốt kiểm dịch sẽ được lưu thông.
Bà Hiền cho biết tới đây Tổng cục sẽ đề nghị các doanh nghiệp khi in giấy nhận diện cần in bổ sung để dán trên hai cửa xe. Cùng với đó, sẽ đề nghị các hiệp hội vận tải yêu cầu các doanh nghiệp vận tải khai báo, đăng ký tên lái xe, người đi cùng trên xe để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng hậu kiểm.
“Luồng xanh ưu tiên cho xe qua nhưng không có nghĩa buông lỏng phòng chống dịch. Đây là tiêu chí bắt buộc với xe luồng xanh”, bà Hiền thông tin thêm.
“Song song với đó, chúng tôi cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải kiểm tra, kiểm soát, nắm chắc hành trình di chuyển của lái xe, để từ đó có thể kiểm tra, xử lý nghiêm nếu lái xe không đảm bảo quy định phòng chống dịch cũng như đi lại. Bởi mỗi lái xe đều có thể có rủi ro khi đi vào vùng dịch, có thể là tác nhân đưa mầm bệnh ra cộng đồng”.
“Do đó, phải đảm bảo nghiêm ngặt an toàn phòng chống dịch từ lái xe, người đi trên xe. Các doanh nghiệp phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các biện pháp đảm bảo cho lái xe”, đại diện Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho hay.
Sau khi TP. Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp phản ánh xe chở hàng hóa thiết yếu, đưa đón cán bộ, nhân viên,... không thể vào được thành phố, phải nằm chờ cả ngày cả đêm do việc đăng ký luồng xanh bị “tắc”. Theo quy định, các phương tiện được phép hoạt động tại Hà Nội gồm: xe chở hàng hóa đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa trên luồng xanh quốc gia (dành cho các phương tiện ưu tiên lưu thông qua khu vực phòng chống dịch Covid-19), có lộ trình đi qua Hà Nội; xe chở hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình xây dựng được phép hoạt động; xe chở người và các phương tiện phục vụ, hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng. |
Xem thêm: Cấp phép trực tuyến xe đi 'luồng xanh': Giải thoát lưu thông hàng hóa
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.