'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, ông Bùi Quốc Đại, đại diện Công ty TNHH thương mại và du lịch Anex Vietnam (Anex Tour), cho biết chiến sự Nga – Ukraine đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mua tour đi du lịch của khách Nga. Theo ông Đại, một số khách Nga đã hủy tour do đồng ruble mất giá, một số khác đã gác lại ý định đi du lịch vì lo ngại kinh tế sẽ gặp khó khăn vì lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây… đối với nền kinh tế Nga.
“Trước khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3, công ty của chúng tôi vẫn đang thực hiện thí điểm đón khách Nga tới Khánh Hoà theo lộ trình đã trình UBND TP. Nha Trang, Sở Du lịch tỉnh. Tuy nhiên chiến sự Nga – Ukraine xảy ra khiến kế hoạch của chúng tôi bị thay đổi. Hiện công ty đã giảm tần suất bay từ 8 chuyến/tháng xuống còn 5-6 chuyến/tháng. Lượng khách cũng chưa lấp đầy chuyến bay nên công ty bù lỗ khá nhiều. Chúng tôi vẫn đang dõi theo và hy vọng đến đầu tháng 4, khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch và tình hình chiến sự tạm lắng, người Nga sẽ đi du lịch nhiều trở lại”, ông Đại chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Phong Thu, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam, một người có hàng chục năm kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Nga, cho biết thêm: “Trước đây, một phòng khách sạn tiêu chuẩn 4, 5 sao ở Khánh Hòa có giá 100 USD, tương đương từ 6.000 - 7.000 ruble tùy giai đoạn, còn bây giờ do đồng ruble mất giá, du khách Nga phải bỏ thêm số tiền chênh 40% so với giá cũ để quy đổi ra 100 USD. Việc này chắc chắn sẽ khiến nhiều khách du lịch Nga đắn đo, thậm chí sẽ hủy tour”.
Cũng như nhiều đơn vị khai thác khách Nga khác, công ty của bà Thu cũng rơi vào cảnh lao đao. “Chúng tôi vừa vui mừng với thông tin Chính phủ sẽ cho phép du lịch hoạt động bình thường trở lại từ 15/3 thì cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra. Khó khăn chồng chất khó khăn, với tình hình này không biết bao giờ chúng tôi mới có thể cất cánh. Ngoài ra, khi nào tỷ giá ngoại tệ cân bằng 60 ruble/1 USD thì chúng tôi mới dám tiếp tục thực hiện các kế hoạch đón khách đến Việt Nam trở lại”, bà Thu cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, khách Nga vốn là dòng khách chủ lực của du lịch tỉnh (chỉ xếp sau thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc). Năm 2019, Khánh Hòa đón 463.000 lượt khách Nga, chiếm hơn 70% lượng khách Nga đến Việt Nam.
Bà Thanh cho biết khách du lịch đến từ “xứ sở bạch dương” luôn được các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa ưa thích bởi có thời gian lưu trú dài, mức chi tiêu thuộc vào dạng khá (khoảng 14 ngày/khách; chi tiêu khoảng 1.500 USD/người, tương đương 110 USD/ngày/khách). Sau 2 năm ngành du dịch bị “đóng băng” do dịch bệnh Covid-19, khách Nga đang là thị trường khởi sắc nhất của tỉnh. Tính từ khi thực hiện thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin từ giữa tháng 11/2021 đến nay, Khánh Hòa đã đón khoảng 5.000 khách Nga, chiếm 80% lượng khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin của Khánh Hòa.
“Trong bối cảnh thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn đang đóng cửa, ngành du lịch Khánh Hòa kỳ vọng vào thị trường khách Nga trong giai đoạn phục hồi và kế hoạch du lịch cả năm 2022”, bà Thanh cho hay.
Tuy nhiên, những biến động trên chính trường thế giới đã khiến việc phục hồi du lịch gặp khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại, không chỉ khách từ thị trường khách Nga, Ukraine bị ảnh hưởng, mà cả các thị trường khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế do Mỹ và các nước phương Tây ra các biện pháp trừng phạt Nga, cộng thêm vào đó là giá dầu, giá vàng tăng…
Đại diện một đơn vị lữ hành tại Đà Nẵng nhận định, tác động của chiến sự Nga - Ukraina đến du lịch Việt Nam không chỉ kéo dài, làm mất nguồn khách trực tiếp từ 2 quốc gia này, mà nguồn khách châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo dõi diễn biến tình hình để điều chỉnh, chờ đón lại khách Nga là cần thiết, nhưng tốt nhất bây giờ, các đơn vị lữ hành cần xoay chuyển tình thế. Hiện nay, nguồn khách từ Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn rất tiềm năng, có cơ hội phát triển mạnh mẽ trở lại sau khi Việt Nam cho mở cửa, đón khách du lịch quốc tế từ 15/3. Linh hoạt thay đổi thị trường lúc này là cần xem xét để phục hồi du lịch.
Đề cập tới hướng đi cho ngành du lịch, đại diện Anex Tour, ông Bùi Quốc Đại, cho rằng trong thời gian tới, du lịch Việt Nam cần tập trung về thị trường quốc tế, tập trung quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch, truyền thông và cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành.
Cụ thể, Việt Nam cần có những chương trình quảng bá cụ thể để mang các đoàn “Famtrip” (du lịch làm quen, tìm hiểu) của các thị trường khách quốc tế sang Việt Nam; mời đại diện các đơn vị lữ hành lớn tại các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam tham dự các hội thảo về tiềm năng du lịch của điểm đến, khảo sát các cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch; làm việc với các đối tác du lịch về kế hoạch hợp tác, xúc tiến phục hồi du lịch sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế. Song song với đó là tập trung nguồn lực thực hiện các chiến dịch quảng bá trên các nền tảng truyền hình, mạng xã hội, kênh truyền thông lớn với nội dung, thông điệp khẳng định năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với du khách…
Về giải pháp liên quan đến chính sách hỗ trợ cấp bách và lâu dài, đại diện Anex Tour đề xuất cần khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện chương trình kích cầu, giảm giá du lịch để thu hút khách trở lại; đơn giản thủ tục visa cho khách Nga du lịch trọn gói đi theo đoàn do các công ty lữ hành quốc tế phục vụ, cho phép triển khai cấp visa tại cửa khẩu. Ngoài ra, tất cả khách sạn 3-5 sao cần giảm giá 30% - 40% cho tất cả thị trường khách không riêng gì thị trường khách Nga, vì tình hình tài chính các nơi đều giảm mạnh, phải cạnh tranh với nước láng giềng như Thái Lan và các nước trong khu vực.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.