Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Cổ phiếu SAM của Công ty Cổ phần SAM Holdings được giao dịch trên sàn HoSE.
Tên công ty: Công ty Cổ phần SAM Holdings.
Tên tiếng Anh: SAM Holdings Corporation.
Trụ sở chính: 152/11B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (028) 3512 2919
Fax: (028) 3512 8632
Email: [email protected]
Website: www.samholdings.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 059162 được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 30/03/1998, đăng ký thay đổi lần thứ 27 ngày 22/03/2021.
Mã cổ phiếu: SAM.
Vốn điều lệ: 3.499.971.900.000 đồng.
Năm 1986: Thành lập Nhà máy vật liệu Bưu điện II tại ngã ba Tân Vạn, theo quyết định số 28/QĐ/TCCB của Tổng cục Bưu điện.
Năm 1989: Đổi tên Nhà máy Vật liệu Bưu điện II thành Nhà máy y Cáp và Vật liệu Viễn thông.
Năm 1998: Cổ phần hóa Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông thành Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM) theo quyết định số75/1998/QĐ-TCCB do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện ký. Vốn điều lệ ban đầu: 120 tỷ đồng
Năm 2000: Công ty Cổ phần SACOM là 01 trong 02 công ty đầu tiên được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, mã chứng khoán: SAM.
Năm 2003: Nhận giấy chứng nhận ISO 9001:2000 do tổ chức AFAQ-ASCERT cấp; Tăng vốn điều lệ công ty lên: 180 tỷ đồng.
Năm 2008: Thành lập Công ty cổ phần Địa ốc SACOM (SAMLAND).
Năm 2009: Thành lập Công ty cổ phần SACOM Tuyền Lâm (SAM Tuyền Lâm).
Năm 2010: Đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM (SACOM); Thành lập Công ty TNHH SACOM Chíp Sáng (SCS).
Năm 2011: Chuyển giao toàn bộ mảng sản xuất truyền thống Dây và Cáp cho Công ty TNHH MTV Dây và Cáp SACOM..
Năm 2016: Thành lập Công ty cổ phần SAM Nông nghiệp Công nghệ cao (SAM Agritech).
Năm 2017: Chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần SAM Holdings, đánh dấu bước ngoặt mới của Công ty với những định hướng và chiến lược mới.
Khối lượng cổ phiếu SAM đang được niêm yết trên sàn HoSE là 349.997.190 cổ phiếu.
Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu SAM nhất là ông Trần Đức với 15.817.808 cổ phiếu tương đương với tỷ lệ sở hữu 4,52%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu SAM thứ hai là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu HFC Việt Nam với tỷ lệ sở hữu là 2,46% và tiếp theo là cổ đông Ngô Thị Lan Phương với tỷ lệ sở hữu là 2,29%.
Giá cổ phiếu SAM đã chứng kiến nhiều sóng tăng-giảm đan xen kể từ khi lên sàn. Đầu năm 2006, giá cổ phiếu SAM bắt đầu tăng cao gấp 10 lần và đạt đỉnh vào tháng 2/2007 trước khi đi xuống và tiếp tục trải qua nhiều biến động. Vào đầu tháng 9/2021, giá cổ phiếu SAM lại bắt đầu tăng trưởng mạnh với độ dốc thẳng đứng cho đến nay.
Giá cổ phiếu SAM cao nhất là 32.630 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/02/2007 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu SAM thấp nhất là 800 đồng/cổ phiếu vào ngày 07/08/2000 (tính theo giá điều chỉnh)
Đại dịch COVID-19 xuất hiện ngay đầu năm 2020 đã trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam rơi vào đợt suy giảm nặng nề, trong bối cảnh tình hình chung, SAM Holdings cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó, có thể nói năm 2020 là năm khó khăn nhất trong quá trình phát triển của Tập đoàn.
Năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất của SAM đạt 2.082,6 tỷ đồng, bằng 69% so với năm 2019 và hoàn thành 67% kế hoạch doanh thu, sự suy giảm doanh thu ở trên tất cả các lĩnh vực SAM Holdings tham gia. Lợi nhuận trước thuế của đạt 125,4 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2019 và vượt kế hoạch 123,8 tỷ đồng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tổng tài sản của SAM Holdings cuối năm 2020 đạt 5.669 tỷ đồng. So với đầu năm, tổng tài sản tăng 458 tỷ đồng (tương đương 9%). Các khoản mục biến động mạnh là Tài sản dở dang dài hạn và Đầu tư tài chính dài hạn, tăng lần lượt 579 tỷ và 316 tỷ.
Hàng tồn kho và Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm lần lượt 328 tỷ và 221 tỷ. Hàng tồn kho giảm chủ yếu ở SAM Dây và Cáp. Nguồn vốn của SAM cũng tăng trưởng mạnh tương ứng, chủ yếu đến từ sự gia tăng của Nợ phải trả dài hạn và Vốn chủ sở hữu, lần lượt tăng 292 tỷ và 583 tỷ, trong khi Nợ phải trả ngắn hạn lại giảm 423 tỷ. Nợ phải trả dài hạn chủ yếu là việc SAM Holdings phát hành 300 tỷ trái phiếu. Vốn chủ sở hữu tăng do cổ đông thiểu số tăng vốn góp ở SAM Tuyền Lâm để thực hiện dự án.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của SAM ở mức 1.280 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế ở mức 90,2 tỷ đồng, tăng trưởng 72%.
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu SAM tại ngày 30/11/2021 là 20.550 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.055.000 đồng/lần mua.
Đối với mảng động sản nhà ở, sự hồi phục ngày càng trở nên rõ ràng hơn và triển vọng từ khía cạnh pháp lý ngày càng trở nên tích cực hơn. Trong tương lai, công ty sẽ tập trung sử dụng nguồn vốn được cổ đông hiện hữu góp để phát triển dự án Khu nhà ở Nhơn Trạch giai đoạn 1, đồng thời tiến hành mở rộng các dự án trọng điểm khác.
Tiếp nối những bước tiến vững chắc trong năm 2020, SAM sẽ tiếp tục triển khai các dự án trong danh mục phát triển của mình, một trong số đó là dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2 quy mô 103 ha, nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai, một khu vực chiến lược trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam và là một đòn bẩy quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Dự kiến trong quý I/2021, SAM sẽ hoàn tất việc mua lại Công ty Cổ phần Capella Quảng Nam và tăng vốn cho công ty để phát triển dự án theo đúng lộ trình.
Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, SAM sẽ tiếp tục mảng kinh doanh thương mại truyền thống là dây cáp, bên cạnh đó, Ban Điều Hành sẽ nghiên cứu và tiến hành mở rộng thêm các mặt hàng tiềm năng mới, bao gồm các sản phẩm nhôm, silicat.. nhằm tạo dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định cho tập đoàn.
Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính, SAM Holdings hướng tới vị thế tập đoàn đầu tư hàng đầu bằng cách tập trung phát huy các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đồng thời đa dạng hóa đầu tư bằng nhiều hình thức như liên doanh, liên kết và mua bán- sát nhập. Trong đó, thị trường chứng khoán sẽ là kênh để SAM tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, bên cạnh đó, chiến lược M&A hợp lý sẽ giúp tập đoàn phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, chính phủ đang đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là cơ hội cho các tổ chức đầu tư nhanh nhạy, có tiềm lực, mua cổ phần với chi phí hợp lý và có cơ hội sinh lời lớn khi các doanh nghiệp này gia tăng hiệu quả hoạt động, nếu được quản trị tốt hơn trong mô hình công ty cổ phần trong tương lai.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.