Lịch sử giá cổ phiếu VGT và những thông tin cần biết

Vũ Trang - 02/01/2022 21:08 (GMT+7)

Giá cổ phiếu VGT diễn biến không mấy khả quan trước khi bật tăng mạnh từ đầu năm 2021 và duy trì xu hướng cho đến hiện nay.

Lịch sử giá cổ phiếu VGT và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu VGT và những thông tin cần biết

Cổ phiếu VGT là của công ty nào?

Cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam được giao dịch trên sàn UPCoM.

Thông tin khái quát về Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Tên tiếng Việt: Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam National Textile Garment Group

Tên giao dịch: Vinatex

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 41A Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng TP. HCM: 10 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Điện thoại: (+84) 024. 3 825 7700

Fax: (+84) 024. 3 826 2269

Websitewww.vinatex.com.vn

Ngành nghề kinh doanh: Chủ yếu sản xuất kinh doanh ngành sợi, ngành vải và ngành may.

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1995: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tiền thân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp Sản xuất- Xuất nhập khẩu May.

Năm 2005: Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên tại “Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 314/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005, cùng ngày Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng được thành lập theo Quyết định số 316/2005/QĐ-TTg.

Năm 2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 974/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 về việc chuyển Công ty Mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thành Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Năm 2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày8/2/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2013-2015; Chính phủ ban hành Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 9/10/2013 về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Năm 2014: Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện thành công bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 22/9/2014.

Năm 2015: Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 08/01/2015 và được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần vào ngày 29/01/2015.

Năm 2017: Cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán VGT.

Năm 2020: Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đơn vị tiên phong đưa ra thị trường loại khẩu trang vải kháng khuẩn, phục vụ đông đảo người dân Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả và góp phần vào việc đưa khẩu trang vải kháng khuẩn ra thị trường thế giới.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VGT nhất?

Khối lương cổ phiếu VGT đang được niêm yết trên sàn UPCoM là 500.000.000 cổ phiếu.

Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu VGT nhất hiện nay là Bộ Công Thương với 267.438.100 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 53,49%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu VGT thứ hai là Itochu Corporation với tỷ lệ sở hữu 13% và tiếp theo là Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 7%.

Lịch sử giá cổ phiếu VGT qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu VGT
Lịch sử giá cổ phiếu VGT. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu VGT. Nguồn đồ thị: TVSI

Giá cổ phiếu VGT đã trải qua nhiều biến động từ khi lên sàn nhưng xu hướng nhìn chung là giảm. Kể từ đầu tháng 1/2021 đến nay, giá cổ phiếu VGT bắt đầu tăng mạnh và giữ xu hướng tăng cho đến nay.

Giá cổ phiếu VGT cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu VGT cao nhất là 28.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 10/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu VGT thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu VGT thấp nhất là 5.560 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu VGT hay không?

Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Trong năm 2019, cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đặc biệt đối với ngành Sợi. Sang năm 2020, nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại dệt may toàn cầu nói riêng lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa ở các quốc gia khiến nhu cầu may mặc sụt giảm.

Trong bối cảnh mới diễn ra bất ngờ, Tập đoàn đã vượt khó, mặc dù kết quả tuy có giảm so với năm 2019 nhưng chỉ bằng chưa đến 50% mức suy giảm dự kiến. Theo đó, Tập đoàn đạt mức doanh thu 13.938 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế đạt 560 tỷ đồng, giảm 22%.

Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VGT đạt lần lượt 11.137 tỷ đồng và 871 tỷ đồng, tăng 7,5% và 113% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VGT?

Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VGT tại ngày 21/12/2021 là 28.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.800.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của VGT

Thứ nhất, VGT sẽ ra quyết định nhanh, chấp nhận rủi ro có cân nhắc. Tốc độ triển khai để tận dụng được cơ hội ngắn hạn của các mặt hàng không truyền thống.

Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền nội bộ với người lao động để nhận được sự ủng hộ cao trong việc san sẻ việc làm, tuyệt đối tuân thủ các quy định phòng dịch để toàn hệ thống không có một xưởng sản xuất nào phải đóng cửa, cách ly. Đồng thời tuyên truyền vận động với khách hàng thông qua các hiệp hội ngành nghề quốc tế cũng với mục đích đạt kết quả tích cực trong đảm bảo thanh toán, có trách nhiệm với đơn hàng và vật tư đã chuẩn bị cho các đơn hàng đã ký kết, giảm áp lực cho dòng tiền của doanh nghiệp.

Ba là, liên tục chủ động dự báo và đưa ra các kịch bản giải pháp, hạn chế bị động. Sáng tạo và quyết tâm cao trong tổ chức sản xuất, kỹ thuật khi phải tổ chức làm các mặt hàng mới, không phù hợp công nghệ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, có doanh thu và hiệu quả với các đơn hàng lạ. Thực hiện chia sẻ đơn hàng, kỹ thuật giữa các đơn vị thành viên, tận dụng chuỗi cung ứng nội bộ với tỷ lệ cao trong thời gian chuỗi cung cấp gián đoạn. Phương thức kinh doanh cùng với sự sắp xếp lại của chuỗi cung ứng đòi hỏi giải pháp thích ứng với những thay đổi trong điều kiện “bình thường mới”, đó là nâng cao năng lực sản xuất theo mô hình OEM.

Cùng với đó, chuyển đổi số cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà trước hết là quá trình quản trị sản xuất, tồn kho, logistic; Đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động; Đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới và đảm bảo an toàn tài chính để phát triển dài hạn.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.