Lịch sử giá cổ phiếu VIC và những thông tin cần biết

Văn Kiên - 05/12/2021 16:38 (GMT+7)

Giá cổ phiếu VIC có xu hướng tăng từ khi lên sàn nhưng chưa thực sự bứt phá. Cho đến tháng 9 năm 2017, giá cổ phiếu VIC tăng rất mạnh.

Lịch sử giá cổ phiếu VIC và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu VIC và những thông tin cần biết

Cổ phiếu VIC là của công ty nào?

Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần được giao dịch trên sàn HoSE.

Thông tin khái quát về Tập đoàn Vingroup

Vốn điều lệ: 34.447.690.560.000 đồng.

Trụ sở chính: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (84-24) 3974 9999

Fax: (84-24) 3974 8888

Website: www.vingroup.net

Các dấu mốc phát triển

Năm 2001: Thành lập Công ty Cổ phần Vinpearl, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, vào ngày 25 tháng 07 năm 2001.

Năm 2002: Thành lập Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, vào ngày 03 tháng 05.

Năm 2003: Khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Nha Trang Resort.

Năm 2004: Khai trương Vincom Center Bà Triệu, TTTM hiện đại đầu tiên tại Hà Nội tại thời điểm ra mắt.

Năm 2006: Khai trương Vinpearl Land Nha Trang, biến đảo Hòn Tre khô cằn thành một địa điểm du lịch sang trọng.

Năm 2007: Đưa vào vận hành Cáp treo Vinpearl dài 3.320m nối liền đảo Hòn Tre với đất liền. Đồng thời khai trương thêm một tòa khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort Nha Trang, nâng tổng số phòng lên 485; Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã cổ phiếu VIC.

Năm 2008: Trở thành công ty bất động sản Việt Nam đầu tiên được chọn đưa vào chỉ số chứng khoán Russell Global Index.

Năm 2009: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 100 triệu đô la Mỹ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX-ST).

Năm 2010: Khai trương dự án Vincom Center Đồng Khởi tại TP. HCM; Mở bán căn hộ cao cấp tại dự án phức hợp Vinhomes Royal City.

Năm 2011: Khai trương khu nghỉ dưỡng trên 5 sao Vinpearl Luxury Nha Trang và sân golf trên đảo đầu tiên tại Việt Nam Vinpearl Golf Club – Nha Trang; Khai trương Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.

Năm 2012: Sáp nhập Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần Vinpearl thành Tập đoàn Vingroup – Công ty CP, nâng vốn điều lệ lên xấp xỉ 5,5 nghìn tỷ đồng; Ra mắt thương hiệu Vinmec và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại khu đô thị Vinhomes Times City.

Năm 2013: Trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (“WEF”);  Gia nhập lĩnh vực Giáo dục với thương hiệu Vinschool; Hợp tác chiến lược với Warburg Pincus, thu hút đầu tư 200 triệu đô la Mỹ vào Vincom Retail. 

Năm 2014: Khởi công dự án phức hợp Vinhomes Central Park tại TP. HCM. Công trình Landmark 81, với 81 tầng, cao 461m, xác lập kỷ lục toà nhà cao nhất Việt Nam; Khai trương khu nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao Vinpearl Phú Quốc Resort sau hơn 10 tháng xây dựng – một kỷ lục mới về tiến độ xây dựng cho một công trình có quy mô như vậy.

Năm 2015: Đưa vào vận hành vườn thú bán hoang dã đầu tiên ở Việt Nam với hơn 3 nghìn cá thể thuộc 150 loài quý hiếm trên thế giới.

Năm 2016: Ra mắt Chương trình Chăm sóc Khách hàng thân thiết và phát hành thẻ VinID; Ra mắt thương hiệu khách sạn thành phố cao cấp – Vinpearl City Hotel với địa điểm đầu tiên tại Cần Thơ; Công bố chuyển đổi các lĩnh vực Y tế và Giáo dục sang mô hình doanh nghiệp xã hội.

Năm 2017: Niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Vincom Retail; Công bố thương hiệu ô tô – xe máy VinFast; Ra mắt Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) và Hãng phim hoạt hình VinTaTa.

Năm 2018: Niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Vinhomes; Ra mắt hai Đại đô thị Vinhomes đầu tiên, mở bán dòng sản phẩm trung cấp Vinhomes Sapphire; Ra mắt công chúng ba mẫu xe ô tô đầu tiên cùng xe máy điện thông minh Klara; Công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ với việc thành lập Công ty VinTech. Tiến hành sản xuất thiết bị thông minh với bốn dòng điện thoại Vsmart được giới thiệu ra thị trường; Công bố tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với việc khởi công trường Đại học VinUniversity.

Năm 2019: Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast và bàn giao những chiếc xe đầu tiên; Khánh thành tổ hợp nhà máy VinSmart giai đoạn 1 với công suất thiết kế 26 triệu thiết bị/ năm; Mở bán Đại đô thị Vinhomes đầu tiên tại TP. HCM – Vinhomes Grand Park; Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc); Rút khỏi lĩnh vực Bán lẻ, Nông nghiệp và Hàng không, tập trung nguồn lực cho Công nghệ – Công nghiệp.

Năm 2020: VinFast dẫn đầu doanh số bán ra tại tất cả các phân khúc tham gia tại thị trường Việt Nam và là hãng xe an toàn nhất Việt Nam; VinSmart nhanh chóng chiếm top ba về thị phần điện thoại thông minh và bắt đầu sản xuất điện thoại cho đối tác nhà mạng Mỹ; Khánh thành trường Đại học VinUni và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên; “Vinpearl Land” đổi tên thành “VinWonders”; Nhóm nhà đầu tư do KKR dẫn đầu đầu tư 650 triệu đô la Mỹ vào Vinhomes và nhóm nhà đầu tư do GIC dẫn đầu đầu tư 203 triệu đô la Mỹ và VMC Holding – công ty vận hành hệ thống bệnh viện Vinmec.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu VIC nhất?

Khối lượng cổ phiếu VIC đang niêm yết trên sàn HoSE là 3.805.215.091 cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam nắm giữ nhiều cổ phiếu VIC nhất với 1.260.132.659 cổ phiếu, tương đương sở hữu 33,12%.

Xếp sau là cổ đông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần) với tỷ lệ sở hữu 25,9%; SK Investment Vina I Pte.Ltd. với tỷ lệ sở hữu 6,08%. 

Lịch sử giá cổ phiếu VIC qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu VIC

Lịch sử giá cổ phiếu VIC. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu VIC. Nguồn đồ thị: TVSI

Từ khi lên sàn HoSE, giá cổ phiếu VIC nhìn chung có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự bứt phá. Cho đến tháng 9 năm 2017, giá cổ phiếu VIC tăng rất nhanh, sau đó tạo đỉnh vào tháng 4 năm 2021. Từ đó, giá cổ phiếu VIC giữ xu hướng giảm cho đến gần đây lại bật tăng sau khi thông tin khởi động tiến trình niêm yết hãng xe ô tô VinFast tại Mỹ.

Giá cổ phiếu VIC thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu VIC thấp nhất là 1.880 đồng/cổ phiếu tại ngày 23/03/2009 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu VIC cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu VIC cao nhất là 128.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 19/04/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu VIC không?

Tình hình kinh doanh của Vingroup

Doanh thu thuần của Vingroup đạt 110.490 tỷ đồng, giảm 19.546 tỷ đồng (tương đương 15%) so với năm 2019 do trong năm 2020, Vingroup không còn doanh thu từ hoạt động bán lẻ. Nếu loại doanh thu bán lẻ trong năm 2019 và cộng lại doanh thu từ các giao dịch bán buôn bất động sản được ghi nhận trong thu nhập tài chính, doanh thu thuần điều chỉnh đạt 137.380 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 12% từ 64.505 tỷ đồng lên 72.167 tỷ đồng năm 2020 do trong năm Tập đoàn tiến hành bàn giao nhiều tại các dự án Đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park. Nếu bao gồm thêm các giao dịch bán buôn ghi nhận trong thu nhập tài chính, doanh thu chuyển nhượng bất động sản điều chỉnh đạt 99.058 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản năm 2020 đạt 27.939 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019 do biên lợi nhuận gộp năm 2020 đến từ hoạt động bán lẻ trong khi năm 2019 ghi nhận một số giao dịch bán buôn với biên lợi nhuận cao. Lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản (nếu bao gồm cả lợi nhuận từ giao dịch bán buôn) điều chỉnh năm 2020 đạt 44.828 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2019.

Doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư năm 2020 chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, đặc biệt là trong quý II, tuy nhiên đã phục hồi đáng kể trong quý III và quý IV. Tính chung cả năm, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư giảm nhẹ 2% từ 6.792 tỷ đồng trong năm 2019 xuống 6.662 tỷ đồng. Trong năm 2020, Tập đoàn khai trương thêm một TTTM – Vincom Mega Mall Ocean Park tại Hà Nội, nâng tổng số TTTM vận hành hiện tại lên 80 TTTM với bốn mô hình khác nhau.

Doanh thu dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí đạt 4.869 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 43% so với năm 2019 do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ Quý II, dẫn tới giảm mạnh số lượng khách từ các thị trường nước ngoài.

Doanh thu hoạt động sản xuất đạt 17.415 tỷ đồng, tăng mạnh 89% so với 2019 nhờ các mẫu xe và điện thoại thông minh được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Điều này được minh chứng qua việc doanh số ô tô đạt 31,5 nghìn xe và doanh số xe máy điện đạt 45,4 nghìn xe, dẫn đầu các phân khúc và doanh số điện thoại thông minh đạt gần 2 triệu chiếc, đứng thứ ba trong số các thương hiệu điện thoại thông minh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn giảm 41% từ 7.717 tỷ đồng năm 2019 xuống 4.546 tỷ đồng năm 2020.

Luỹ kế 9 tháng năm 2021, Vingroup đạt doanh thu thuần 90.848 tỷ đồng, tăng gần 22% và 1.726 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VIC?

Sàn HoSE chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VIC tại ngày 03/12/2021 là 105.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 10.550.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của Vingroup

Vingroup sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm củng cố ba trụ cột chính: Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ, tạo thế “kiềng ba chân” vững chãi. Tập đoàn duy trì mô hình P&L tại các công ty con, nhấn mạnh yêu cầu về hiệu quả và minh bạch và tiếp tục thúc đẩy triển khai nguyên tắc “5 Hóa” nhằm xây dựng bộ máy quản trị tinh gọn, đa năng và linh hoạt. Cụ thể:

Về hoạt động kinh doanh: đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành dọc, đặt mục tiêu luôn đưa ra sản phẩm hấp dẫn và chất lượng nhất cho người tiêu dùng, qua đó đa dạng hóa các nguồn thu và khuyến khích khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, sản phẩm trong hệ sinh thái; áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động nhằm bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới; mở rộng hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ra nước ngoài.

Về nguồn vốn và đầu tư: triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài nước thông qua nhiều công cụ tài chính, kiểm soát hiệu quả việc đầu tư mở mới và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nguồn vốn để phục vụ chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của Tập đoàn.

Về quản trị nguồn lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: phát huy vai trò của CBLĐ, tận dụng tối đa nguồn lãnh đạo từ cán bộ xuất sắc tại cơ sở, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, công bằng và văn minh và tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CBNV.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.