Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mơ về thời hoàng kim
Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên niên độ 2023 - 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu mục tiêu đạt từ 34.000 – 36.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng từ 7,4% - 13,7% so với mức thực hiện niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế đạt từ 400 – 500 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 12,33 lần – 15,67 lần.
Tuy nhiên, lãnh đạo HSG cho biết, đây chỉ là lợi nhuận tối thiểu mà DN này có thể đạt được trong niên độ 2023-2024. Kế hoạch được ĐHCĐ thông qua đã tính đến trường hợp xấu nhất mà HSG có thể gặp phải. Tính riêng trong 2 tháng đầu năm, HSG đã lãi ròng 400 tỷ đồng.
“Ông lớn” khác trong ngành thép, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) cũng tự tin lên kế hoạch tăng trưởng mạnh so với mức thực hiện năm 2023. Theo đó, doanh thu mục tiêu năm 2024 đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 47%.
Mức lợi nhuận kế hoạch này của HPG đều cao hơn nhiều so với mức thực hiện của 2 năm liền trước đó, chỉ thấp hơn lợi nhuận của giai đoạn hoàng kim 2020 - 2021.
Công ty cổ phần Đầu tư thương mại SMC (HoSE: SMC)vừa trải qua 2 năm thua lỗ cũng mạnh dạn lên kế hoạch có lãi trở lại trong năm 2024. Theo đó, lợi nhuận sau thuế mục tiêu năm 2024 của SMC là 80 tỷ đồng, khả quan hơn khoản lỗ sau thuế hơn 650 tỷ đồng của năm 2022 và hơn 900 tỷ đồng của năm 2023.
Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho rằng, với kỳ vọng nền kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, cùng với mức nền lợi nhuận ngành thép chạm đáy trong năm 2023, việc DN thép đặt mục tiêu tăng trưởng dương trong năm 2024 là điều phù hợp.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo tiêu thụ thép trong năm 2024 có khả năng tăng 6,4% so với mức thực hiện năm 2023, đạt gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm dự kiến tăng 12%, đạt gần 13 triệu tấn.
Với việc sản lượng phục hồi, giới phân tích dự báo lợi nhuận doanh nghiệp thép sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2024 từ mức nền thấp của năm 2023. Xu hướng phục hồi sẽ tiếp tục được duy trì sau năm 2024. Theo đó, ngành thép được dự báo bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới sau giai đoạn khó khăn vừa qua, trong đó 2024 sẽ là năm đáng chú ý của ngành này.
Theo ông Lê Quang Trí, chu kỳ tăng trưởng mới của ngành thép dự kiến sẽ kéo dài khoảng 1,5 – 2 năm, phù hợp với kỳ vọng đà phục hồi của nền kinh tế trong nước hiện nay.
Đừng quá quá lạc quan
Bên cạnh những kế hoạch kinh doanh lạc quan, một số DN thép cũng công bố về kế hoạch tái cấu trúc, chuyển nhượng bớt tài sản trong năm 2024. Theo đó, Công ty cổ phần thép Pomina (HoSE: POM) dự kiến dùng tài sản tại 2 nhà máy Pomina 1 và Pomina 3, một phần góp vốn thành lập Công ty cổ phần Pomina Phú Mỹ, một phần thanh toán các khoản phải trả như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp.
SMC hồi đầu năm 2024 đã thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại SMC Tân Tạo 2 – KCN Tân Tạo với giá chuyển nhượng 126 tỷ đồng. Trước đó 2 tháng, doanh nghiệp này cũng thông tin về việc chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại SMC Bình Dương ở KCN Đồng An với giá dự kiến 49 tỷ đồng.
Theo ông Lê Quang Trí, các động thái này của doanh nghiệp thép là hệ quả tất yếu trong 1 thời gian dài kinh doanh không hiệu quả. Việc lợi nhuận chạm đáy trong thời gian qua chỉ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh hơn.
Dù ngành thép có nhiều tín hiệu phục hồi trong thời gian tới nhưng ông Lê Quang Trí vẫn cho rằng, không nên quá lạc quan trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam dự báo còn gặp nhiều thách thức.
Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ đánh giá, thị trường năm 2024 sẽ vẫn khó lường và có nhiều biến động. Hiện tất cả doanh nghiệp thép tại Trung Quốc đều đang thua lỗ. Giá thép được dự báo có thể xuống thấp hơn mức đáy của năm 2023, tình hình ngành thép dự báo xấu nhiều hơn tốt.
Với HSG, doanh nghiệp này chủ động chuyển hướng sang ngành kinh doanh mới, lên kế hoạch dành tối 5.000 tỷ đồng để đầu tư vào các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản… ngay khi có cơ hội. Trước đó, HSG đã thông qua chủ trương đầu tư theo hình thức góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, kho bãi, dịch vụ lưu trú ngắn hạn, dịch vụ ăn uống, xây dựng nhà ở…
HSG cũng cho biết đang tìm kiếm bất động sản có giá trị 1.000 – 3.000 tỷ đồng để phát triển các dự án văn phòng – trung tâm thương mại – nhà ở, bố trí văn phòng làm việc cho tập đoàn, cho thuê, hoặc xem xét chuyển nhượng (nếu điều kiện phù hợp).
Về phía HPG, doanh nghiệp này cũng dự kiến trình ĐHCĐ thường niên 2024 bổ sung thêm 11 nhóm ngành mới vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.