Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (viết tắt là Nhơn Trạch 3 – 4) được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 234 ngày 27/2/2019, được Bộ Công Thương thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản 515 ngày 21/4/2020 và được chủ đầu tư – Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy tại Quyết định 628 ngày 21/7/2020.
Đây là dự án nhà máy điện có công suất lớn sử dụng nhiên liệu khí LNG nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam. Dự án được Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực chỉ đạo, có vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong những năm tiếp thep.
Hiện nay, dự án đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu cho gói thầu EPC. Tuy nhiên, quá trình này đã gặp phải vướng mắc khi Công ty TNHH Siemens Energy đâm đơn khiếu nại về việc tham gia đấu thầu lên lãnh đạo Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, trong văn bản gửi tới Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Cục Quản lý đấu thầu, công ty Siemens Energy cho rằng họ “đang đứng trước thách thức nghiêm trọng” khi tham gia đấu thầu dự án điện Nhơn Trạch 3 – 4. Nguyên nhân là chủ đầu tư PV Power đã chặn công ty cung cấp dòng tuabin khí 9000HL - công nghệ tiên tiến và hiệu quả nhất của Siemens Energy.
Được biết, tại Nhơn Trạch 3-4, PV Power dự kiến xây dựng nhà máy điện chu trình hỗn hợp có công suất 1.760 MW, sử dụng công nghệ tuabin khí tiên tiến nhất.
Theo Siemens Energy, tuabin khí mới nhất 9000HL của công ty này được phát triển và cải tiến liên tục trong hơn 10 năm qua là một lựa chọn phù hợp. Tuabin khí tần số 60Hz 9000HL đã được đưa vào hoạt động tại Mỹ từ 5/2020. Còn tuabin khí tần số 50Hz lần đầu đã được giao cho khách hàng ở Anh và dự án sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2022. Một số tuabin khí tần số 50Hz 9000HL khác cũng dự kiến được kí hợp đồng tại châu Âu và Trung Đông trong thời gian tới.
Siemens Energy đã trao đổi với PV Power, nhấn mạnh rằng tuabin khí tần số 50Hz là phiên bản lớn hơn theo tỷ lệ đồng dạng của tuabin khí tần số 60Hz có các tính năng, công nghệ và thiết kế tương tự như thông lệ toàn cầu trong công nghệ sản xuất tuabin khí cho tất cả nhà sản xuất.
Ngày 28/3/2021, PV Power đã phát hành hồ sơ mời thầu Nhơn Trạch 3 – 4, gồm các tiêu chí về năng lực nhưng không đề cập tới yêu cầu phải có dự án tham chiếu dùng tuabin khí tần số 50Hz.
Tuy nhiên, ngày 6/7/2021, PV Power bất ngờ ra văn bản làm rõ yêu cầu các nhà cung cấp tuabin khí phải có tuabin khí tần số 50Hz đã hoạt động tại thời điểm nộp thầu.
Theo Siemens Energy, điều này đã ngăn cản công ty cung cấp công nghệ mới nhất cho dự án và loại trừ công ty khỏi việc tham gia đấu thầu cạnh tranh vào dự án.
“Đáng nói, yêu cầu này chỉ được cung cấp 1 tháng trước khi đến hạn nộp thầu. Công ty Siemens Energy sẽ chỉ thỏa mãn yêu cầu này vài tháng sau ngày hết hạn nộp thầu và trước khi dự án hoàn tất thu xếp tài chính”, đơn thư gửi Thủ tướng của công ty này có đoạn viết.
Cũng theo Siemens Energy, hiện tại, cả thế giới chỉ có 3 nhà sản xuất có năng lực để sản xuất loại tuabin khí tiên tiến thế hệ mới nhất này phù hợp với dự án Nhơn Trạch 3- 4.
Việc thay đổi các yêu cầu bài thầu như vậy trước mắt sẽ loại trừ công ty ra khỏi việc tham gia đấu thầu và hạn chế nghiêm trọng tính cạnh tranh cho dự án. Điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của dự án trị giá tới 1,4 tỷ USD này, bởi việc hạn chế cạnh tranh chắc chắn dẫn đến chi phí điện cao hơn cho người dân Việt Nam.
Hiện việc xử lý khiếu nại của Siemens Energy vẫn đang được tiếp tục.
Được thành lập tại Đức vào năm 1847, Siemens Energy là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện. Tại Việt Nam, tập đoàn này cung cấp thiết bị nhà máy điện cho các khách hàng lớn của Việt Nam trong các dự án điện chu trình hỗn hợp như Phú Mỹ 2 – 1 mở rộng, Phú Mỹ 3, Cà Mau 1 -2, Nhơn Trạch 2. Các tuabin khí của công ty tại nhà máy Nhơn Trạch 2 hiện có hiệu suất cao nhất nước.
Công ty TNHH Siemens Energy là một thành viên của tập đoàn Siemens Energy. Công ty được thành lập ngày 16/12/2019, tên ban đầu là Công ty TNHH Siemens Gas and Power, đóng trụ sở tại 33 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM.
Ngành nghề kinh doanh chính là kiểm tra và phân tích kĩ thuât, cụ thể là cung cấp dịch vụ kĩ thuật và giải pháp liên quan đến các hệ thống và sản phẩm của Siemens bao gồm: khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, thay thế, nâng cấp, hiện đại hóa, chuyển giao kiến thức kĩ thuật và cung cấp các sản phẩm liên quan để thực hiện các giải pháp và dịch vụ kĩ thuật đó.
Vốn điều lệ khi mới thành lập của Công ty TNHH Siemens Energy là 51 tỷ đồng, tương đương 2,2 triệu USD, sở hữu 100% bởi Siemens Gas and Power Holding B.V. trụ sở chính tại Hà Lan.
Người đại diện theo pháp luật của công ty là bà Vũ Thu Giang, sinh năm 1971, giám đốc tài chính, thường trú phường Cầu Kho, quận 1 TP. HCM.
Giám đốc điều hành là ông Phạm Quang Vinh, sinh năm 1967, thường trú phường 11, quận 10, TP. HCM.
Bà Giang và ông Vinh cũng là 2 người được Siemens Gas and Power Holding B.V. ủy quyền góp vốn, mỗi người 16,983 tỷ đồng. 17,034 tỷ đồng còn lại được ủy quyền cho Andreas Pistauer (người Áo).
Tháng 6/2020, Công ty TNHH Siemens Energy tăng vốn lên 650 tỷ đồng, tương đương 28,26 triệu USD.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.