'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nghị định 20 có hiệu lực từ 1/5/2017 được đánh giá đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục mở rộng kinh doanh nhưng luôn báo lỗ. Mục tiêu của Nghị định là chống thất thu thuế ở Việt Nam do tác động của chuyển giá giữa các quốc gia của doanh nghiệp FDI, nhưng khoản 3 điều 8 của Nghị định lại được cho là có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ - con.
Kế toán trưởng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBSC) cho rằng: Nghị định 20 không phù hợp, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vietcombank sở hữu 100% vốn tại VCBSC. Công ty chỉ phát sinh giao dịch liên kết trong hoạt động đi thuê văn phòng với công ty mẹ, hoạt động chuyển giá hoàn toàn gần như không thể nhưng vẫn phải chịu khống chế lãi vay ở mức 20%. Doanh nghiệp này đề xuất cơ quan quản lý sửa đổi; đồng thời áp dụng hồi tố chính sách kể từ khi ban hành đến ngày sửa đổi.
Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Trưởng Bộ phận thuế của Vingroup cho hay: Những lĩnh vực mà Vingoup đầu tư cần rất nhiều vốn như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, công nghiệp nặng…Trong giai đoạn đầu không thể phát sinh được lợi nhuận. Thời gian đầu, các dự án không thể trực tiếp vay vốn ngân hàng mà phải dựa vào công ty mẹ - Tập đoàn nên chi phí lãi vay của Tập đoàn rất lớn. Việc khống chế chi phí lãi vay ở mức 20% sẽ gây ảnh hưởng bởi rất nhiều chi phí lãi vay sẽ không được trừ cho mục đích thuế.
“Trong khi đó, Nghị định 20 không tính tới yếu tố công ty mẹ đi vay về và cho công ty con vay lại. Trường hợp này không phát sinh thu nhập nên cần cân nhắc việc đánh thuế. Trong giai đoạn chưa sửa thì chưa áp dụng Khoản 3, Điều 8 về khống chế chi phí lãi vay”, đại diện Vingroup kiến nghị.
Trước đó, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho rằng đã gặp thiệt hại khi áp dụng Nghị định 20. Tập đoàn này hoạt động theo mô hình mẹ - con, trong đó các giao dịch liên kết chính và lớn liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán điện và giao dịch "cho vay lại".
Trong giai đoạn sắp tới, nhu cầu đầu điện tăng cao khiến việc đầu tư dự án điện mới của EVN rất lớn. Tuy nhiên, vốn tự có của doanh nghiệp không đủ đáp ứng được nhu cầu đầu tư nên EVN và các thành viên vẫn phải huy động nguồn vốn vay trong và ngoài nước, đặc biệt trong giai đoạn 2017 -2025.
"Nếu tính theo Nghị định 20, tình hình tài chính của EVN và các tổng công ty phát điện là rất lớn, gây khó khăn trong cân đối vốn đầu tư của EVN khi thực hiện các dự án điện thuộc Quy hoạch điện của Chính phủ. Theo đó, EVN Genco 1 phải nộp thêm 339 tỷ đồng, EVN Genco 3 phải nộp thêm 216 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp", EVN tính toán.
"Bản chất các giao dịch của công ty chỉ nhằm mục đích tăng năng lực cạnh tranh, tập trung chuyên môn hoá cho từng công ty trong tổng công ty. Nếu tránh quy định về mức trần chi phí lãi vay, tránh không có các giao dịch liên kết, Lilama sẽ buộc phải thuê nhà thầu bên ngoài. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh, không định hướng được chiến lược phát triển, một số công ty giảm việc làm và dẫn tới nguy cơ phá sản", đại diện Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama chia sẻ.
Giải đáp vấn đề này, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho rằng: Hội nhập kinh tế thế giới, ngành thuế phải thực hiện các cam kết của quốc tế trong việc bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó có cắt giảm ưu đãi.
Nghị định 20 thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước G20 (nhóm các nước đang phát triển) yêu cầu phải tập trung trong việc chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu. Ban hành nghị định 20 là điều kiện tiên quyết để Việt Nam gia nhập diễn đàn Kinh tế Thế giới. Theo quy định, mức khống chế lãi vay phải từ 10- 30%, Chính phủ đã chọn mức trung bình 20% dựa trên cơ sở khảo sát 12.000 tập đoàn.
Ông Cao Anh Tuấn cũng đã nêu ví dụ tình trạng lợi dụng chính sách để “né” thuế. “Chúng tôi thanh tra một chuỗi siêu thị nổi tiếng Việt Nam, công ty này đã dồn lợi nhuận về 1 công ty có tỷ lệ lãi vay trên 40- 50% tổng chi phí nhưng sau khi trả lãi vay cho đơn vị liên kết nơi có thuế suất thấp thì doanh nghiệp trong nước bị lỗ. Hay trường hợp khác, cơ quan thuế cũng phát hiện một số công ty vốn hóa các khoản vay “giắt lưng” để hạch toán. Nên không chỉ khống chế với khoản vay giao dịch liên kết mà phải cả với các khoản vay biến tướng dưới dạng khoản vay "giắt lưng". Chúng ta phải vào cuộc chơi toàn cầu. Làm ăn toàn cầu nhưng chính sách riêng thì khó”, Phó tổng trưởng Tổng cục Thuế khẳng định.
Theo khảo sát 37.400 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tổng cục Thuế chưa nhận được văn bản nào "kêu" về vấn đề khống chế lãi vay. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế sẽ giao Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế mời các tập đoàn trong nước tới trao đổi. Bởi vấn đề này không chỉ liên quan tới chuyển giá mà còn là lành mạnh tài chính của doanh nghiệp và nền kinh tế và khi áp dụng chính sách phải bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA), Nghị định 20 có khống chế trần chi phí lãi vay 20% là hợp lý, phù hợp thông lệ quốc tế. Thậm chí, một số quốc gia đưa mức trần lên 25 - 30%. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, quy định thuế phải phù hợp với điều kiện quốc tế nhưng cũng phải thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính, hàng năm cơ quan thuế vào thanh, kiểm tra và trong năm 2017 đã yêu cầu doanh nghiệp giảm lỗ 37 nghìn tỷ đồng. Trong số này, có 423 doanh nghiệp thuộc diện chịu khống chế chi phí lãi vay 20%. Số doanh nghiệp này cũng tương đương 10% doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết, chiếm 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.