MB năm 2024: Tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ, nhận chuyển giao OceanBank

Xuân Thạch - 19/04/2024 11:53 (GMT+7)

(VNF) - Đây là những mục tiêu đầy tham vọng được ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MB chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra ngày 19/04/2024 tại Hà Nội. Đặc biệt, MB cũng đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng số, phát triển bền vững, đặc biệt là phục vụ 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

VNF

Theo báo cáo của lãnh đạo MB tại Đại hội, năm 2023 MBBank nằm trong top 3 lợi nhuận ngành ngân hàng, tăng 1 bậc so với 2022, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD.

Tổng tài sản tập đoàn đạt gần 945.000 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022. Riêng ngân hàng, lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm ngoái, cho thấy đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của MB.  

2024 là năm ý nghĩa quan trọng khi MB bước vào tuổi 30

 

Năm 2023, MB đã tận dụng tối đa được room tín dụng NHNN phê duyệt, tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng tăng 28,2%. Trong đó, dư nợ cho nhóm ngành ưu tiên theo định hướng của Chính phủ chiếm 65%. MB đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất 7 lần trong năm 2023 với mức giảm từ 2% - 4% để hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn vay, đồng hành tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, nhờ định hướng đầu tư vào việc chuyển đổi số, MB duy trì đà tăng trưởng khách hàng bền vững, tổng số khách hàng phục vụ đến 31/12/2023 đạt 26,5 triệu, tính đến hết quý I/2024 đạt con số 27 triệu. Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp MB thu hút được hơn 6 triệu khách hàng mới (năm 2021 là 6,2 triệu; năm 2022 là 6,9 triệu khách hàng mới và năm 2023 là 6,3 triệu khách hàng mới). Quy mô giao dịch trên kênh số vượt mốc 10 triệu tỷ đồng, với số lượng giao dịch không tiền mặt đạt 3.6 tỷ giao dịch, tăng 1.5 lần so với năm 2022, tỷ lệ doanh thu kênh số tăng lên 24.4% so với 15.1% trong năm 2022.

Với kết quả kinh doanh năm 2023 tốt, MB đã đệ trình và được Đại hội đồng cổ đông MB thông qua mức chia cổ tức cho năm 2023 là 20%, gồm 5% tiền mặt và đặt ra mục tiêu 2024 với lợi nhuận dự kiến 30.000 tỷ đồng, tổng tài sản sớm cán mốc 1 triệu tỷ đồng.

Chia sẻ về mục tiêu kinh doanh năm 2024, ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc MB cho biết ngân hàng tiếp tục củng cố chất lượng các mặt hoạt động, nguồn lực nền tảng cho dài hạn, cùng mục tiêu top 3 các chỉ số về hiệu quả và an toàn. Cùng với đó, MB đặt mục tiêu chinh phục 30 triệu khách hàng trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập 04/11/2024.

Cụ thể, về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 13%, tức đạt gần 1,068 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024, trở thành ngân hàng tiếp theo vượt qua cột mốc 1 triệu tỷ sau nhóm Big 4. Bên cạnh đó, MB phấn đấu đạt tối thiểu 30% doanh thu từ kênh số, hướng đến 50% doanh thu trên kênh số vào năm 2026. Đồng thời, nhà băng sẽ tích hợp ESG trong triển khai các mục tiêu dài hạn của tập đoàn, hướng tới phát triển bền vững theo chiến lược.

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái

 

Trước câu hỏi của cổ đông về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng OceanBank có ảnh hưởng gì tới kế hoạch kinh doanh của MB hay không, chủ tịch Lưu Trung Thái cho rằng, đây là cơ hội giúp cho MB có thể chớp thời cơ, nâng cao năng lực quản trị và tận dụng room tăng trưởng được giao của NHNN để đạt được mức tăng trưởng mục tiêu thận trọng 6-8%, phấn đấu đạt trên 10%.

“Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như trên, việc chuyển đổi số, tập trung vào công nghệ, tối ưu quản trị hệ thống để giảm chi phí 1-1,5%/năm và tăng tỷ lệ cho vay trên tệp khách hàng có sẵn là những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024. MB hiện đang có 15 triệu khách hàng  hoạt động nhưng hiện chỉ cho vay được hơn 500.000 khách hàng, kế hoạch của chúng tôi là nâng lên 3 sản phẩm trên 1 đầu khách hàng ” , ông Thái nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc đầu tư ra nước ngoài cũng được MB chú trọng phát triển năm 2024, trong đó đang quá trình thử nghiệm mô hình mới tại Campuchia, chủ yếu là nền tảng kinh doanh số. Từ kết quả có được, MB nghiên cứu và đưa ra định hướng mở rộng kinh doanh tại một số thị trường lớn hơn.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.