Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 68, với số điểm 67,93 trên thang điểm 100. Như vậy, so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam đã tăng 14 bậc từ thứ hạng thứ 82.
Lý giải cho sự thăng hạng môi trường kinh doanh, WB cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng đều nhiều biện pháp cải cách kinh tế hợp lý trong năm qua, cụ thể là 8/10 chỉ số được lấy để theo dõi mức độ thuận lợi trong kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều tăng và tăng mạnh.
Trong đó, 5 chỉ số được Ngân hàng Thế Giới đánh giá có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung ở Việt Nam gồm: Chỉ số Tiếp cận điện năng, Vay vốn, Nộp thuế, Giao thương quốc tế, và Thực thi hợp đồng.
Theo kết quả đánh giá, chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với Báo cáo năm 2017 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia, đây được coi là mức cải thiện thứ bậc xếp hạng cao nhất từ năm 2013 đến nay.
Với kết quả trên, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam đã đạt và vượt so với yêu cầu thứ hạng tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
Đạt mức tăng là 6,46 điểm, Tiếp cận điện năng là chỉ số đứng thứ 2 trong các chỉ số có mức tăng trưởng cao nhất, chỉ sau chỉ số về Nộp thuế.
Như trong báo cáo, chỉ số Nộp thuế được đánh giá có mức tăng điểm cao nhất trong các chỉ số của Việt Nam, với 14,78 điểm. Cụ thể, năm 2018, chỉ số này đạt 72,77/100 điểm cao hơn mức 57,99/100 điểm năm 2017.
Trước đó, năm 2015, World Bank từng công bố các doanh nghiệp Việt Nam mất khoảng 779 giờ mỗi năm để nộp thuế, thì năm nay số giờ đó đã giảm xuống còn 498 giờ.
Theo World Bank chỉ số này tăng điểm do những cải thiện trong các thủ tục nộp thuế, và việc ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào giao dịch điện tử trong thủ tục bảo hiểm xã hội của các cơ quan nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả.
Cũng theo báo cáo của WB, 3 chỉ số có tốc độ tăng điểm cao nhất còn lại gồm chỉ số Vay vốn đạt 75 điểm, tăng 5 điểm so với năm 2017; chỉ số Giao thương quốc tế đứng ở vị trí 94, tăng 0,91 điểm, và chỉ số Thực thi hợp đồng tăng 0,93 điểm, ở vị trí thứ 66, so với năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có chỉ số Đánh giá xử lý giấy phép xây dựng, điểm số dù có tăng nhưng thấp nhất trong các chỉ số, chỉ đạt 0,14%, và 2 chỉ số Đăng ký tài sản và Bảo vệ cổ đông thiểu số tại Việt Nam không tăng so với năm 2017.
Dù vậy, tính trong 15 năm qua, Việt Nam và Indonesia được cho là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất với 39 cải cách.
Có thể thấy trong năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân. Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang được làm có hiệu quả.
Và mới đây nhất, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thông qua; các chính sách kêu gọi các bộ, ngành và địa phương xóa bỏ, cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con đã và đang được các nơi thực hiện có hiệu quả bước đầu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.