Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng Bách Hóa được cấp mã chứng khoán TBH, số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch là hơn 93 triệu đơn vị, tương đương giá trị theo mệnh giá là hơn 931 tỷ đồng.
Được biết, Tổng Bách Hóa tiền thân là Tổng công ty Bách hóa, được thành lập theo Nghị định số 419-TTg ngày 4/12/1954, với mục đích thành lập các tổng công ty chuyên nghiệp mậu dịch quốc doanh trực thuộc Bộ Công thương.
Đến năm 2004, doanh nghiệp được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và tổ chức họp thành công ĐHCĐ lần đầu.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán phần vốn nhà nước tại Tổng Bách Hóa vào năm 2015, với số lượng cổ phần chào bán là 516.060 đơn vị, giá chào bán bình quân là 23.198 đồng/cổ phần.
Kể từ khi thành lập, Tổng Bách Hóa đã có 2 đợt tăng vốn điều lệ, trong đó gần đây nhất doanh nghiệp đã thực hiện phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Thanh, tăng vốn điều lệ từ 31,17 tỷ đồng lên 931,17 tỷ đồng.
90 triệu cổ phần phát hành trong đợt tăng vốn này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày 24/2/2021 đến ngày 24/2/2924.
Tổng Bách Hóa hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cho thuê kho bãi và kinh doanh bất động sản. Về kinh doanh cho thuê kho bãi, doanh nghiệp này có 3 kho là kho Bích Câu (Đống Đa, Hà Nội), kho Giáp Bát (Thanh Xuân, Hà Nội) và tổng kho 6 (Ngọc Hồi, Hà Nội).
Phía doanh nghiệp cho biết doanh thu từ hoạt động cho thuê kho và dịch vụ kho không đủ bù đắp các chi phí do Nhà nước điều chỉnh tăng tiền thuê nhà, đất trong khi giá cho thuê không thể điều chỉnh tăng tương ứng do toàn bộ cơ sở vật chất của doanh nghiệp này đều đã xuống cấp.
Về hoạt động kinh doanh bất động sản, Tổng Bách Hóa dự kiến triển khai dự án đầu tư khu nhà ở tại 486 Ngọc Hồi (thị trấn Văn Điển, Hà Nội) với quy mô đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất xây dựng là 20.777m2.
Tình hình tài chính của Tổng Bách Hóa trong những năm gần đây không mấy khả quan khi doanh nghiệp báo lỗ sau thuế lần lượt gần 113 tỷ đồng và gần 5,5 tỷ đồng trong năm 2019 và năm 2020.
Theo Tổng Bách Hóa, nguyên nhân chính là do trong giai đoạn năm 2010-2013, các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ do giá thị trường sụt giảm, cùng với đó việc phải trả chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay khá cao khi có giai đoạn lãi suất tăng từ mức 10%/năm lên mức 20-22%/năm cũng là nguyên nhân khiến công ty gặp khó khăn về tài chính.
Như đã đề cập phía trên, hoạt động kinh doanh kho và dịch vụ bãi không đạt hiệu quả, việc vướng mắc về thủ tục đầu tư cũng như thị trường bất động sản có nhiều diễn biến chưa thuận lợi làm doanh nghiệp chưa thể triển khai được các dự án ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Tình hình kinh doanh gặp khó, dẫn tới việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sở hữu của Tổng Bách Hóa ở thời điểm cuối năm 2019 và cuối năm 2020 lần lượt đạt giá trị âm 375 tỷ đồng và âm 381 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý I, doanh thu của Tổng Bách Hóa đạt hơn 2,78 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 15 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 93% so với cuối năm 2020 lên hơn 1.789 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu trở lại giá trị dương 553 tỷ đồng, chủ yếu nhờ việc phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.
Có thể thấy rằng, trước thềm niêm yết cổ phiếu tại hệ thống giao dịch UPCoM, tình hình kinh doanh và các chỉ số tài chính của Tổng Bách Hóa đã ghi nhận những con số tích cực hơn giai đoạn trước.
Tuy nhiên, do kinh doanh thua lỗ nhiều năm, tình đến cuối quý I, lỗ sau thuế lũy kế của doanh nghiệp vẫn đạt giá trị hơn 402 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.